Làng nghề non trẻ trên vũng phèn
Bên dòng kênh ngập phèn chua, mai vàng Bình Lợi vẫn cho bông vàng cây |
Nguyên Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới TP.HCM Thái Quốc Dân thổ lộ, giờ thu nhập bình quân đầu người ở xã Bình Lợi khoảng 80 triệu đồng/người/năm, đứng nhất trong số 56 xã nông thôn mới của TP.
Khi người trẻ trở thành tỷ phú
Xã Bình Lợi có địa hình trũng thấp, phèn chua nặng. Trước đây, Bình Lợi là một trong những xã nghèo nhất của TP. Bà con nông dân chật vật sống bằng nghề trồng mía, mì – những cây nồi đồng, cối đá mới trụ vững trên vùng đất phèn chua nặng.
Nhớ lại những ngày mới vào nghề, cuối thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi được đều đi công tác ở xã Bình Lợi là tôi muốn… khóc. Chỉ cách trung tâm TP khoảng 30km, mà đi phải mất cả ngày. Trên địa bàn xã Bình Lợi lúc ấy, đường bộ không thông suốt bởi bị chia cắt bằng những con kênh xẻ ngang, dọc, cầu cây vắt ngang kênh la liệt. Đường đất chủ yếu mua lầy, nắng bụi…
Giờ về xã Bình Lợi, đường nhựa len lỏi khắp xã. Không khó bắt gặp những cánh đồng mai vàng ngút ngàn. Những ngày Tết đến, nơi đây vàng rợp hoa mai, sôi động như trẩy hội. Làng mai Bình Lợi giờ không hiếm những chủ trẻ có trong tay 5 – 10ha đất trồng mai. Nếu bán trọn mỗi ha mai vàng, mỗi ông chủ trẻ này có trong tay hơn chục tỷ đồng.
Một trong những ông chủ trẻ vườn mai điển hình là anh Lê Hữu Thiện, Giám đốc HTX Hoa mai vàng Bình Lợi. Hiện, anh Thiện có hơn chục ha trồng mai vàng. Anh Thiện cho biết, anh bỏ nghề buôn mía chuyển sang trồng mai vàng vì thấy hấp lực lợi nhuận từ cây trồng này. Mỗi năm, anh Thiện tung ra thị trường khoảng chục ngàn cây mai vàng lớn nhỏ để thu về vài tỷ đồng. “Trồng mai vàng tuy có cực nhưng thu nhập thì khó có cây trồng nào vượt mặt được. Nhiều bà con nông dân ở đây làm giàu dễ dàng từ cây trồng này. Xã này thoát nghèo, vươn lên khá giả cũng nhờ cây mai vàng”, anh Thiện bộc bạch.
Anh Lê Hữu Thiện, Giám đốc HTX Hoa mai vàng Bình Lợi, bên cây mai vàng đang trổ bông. |
Ngoài “tỷ phú mai vàng” Lê Hữu Thiện, còn phải kể đến anh Trần Tứ Vương. Có lúc, diện tích trồng mai vàng của anh Vương lên đến 20ha. Anh Vương không chỉ trồng mai vàng trên địa bàn xã Bình Lợi mà còn trên đất Long An cạnh đấy.
Hiện, xã Bình Lợi có hơn 400ha mai vàng. Doanh thu 500 -700 triệu đồng/ha năm. Mỗi năm, làng mai Bình Lợi xuất bán cả triệu sản phẩm mai vàng các loại ra thị trường.
Sau nhiều năm bán mai nguyên liệu, hiện nông dân trồng mai ở xã Bình Lợi đang chuyển dần sang làm mai bonsai để tăng giá trị sản phẩm. Ngoài các hoạt động mua, bán mai; dịch vụ thuê mai trang trí Tết cũng là một trong những nguồn thu của nhà vườn trồng mai vàng tại xã Bình Lợi. Qua chia sẻ của bà con trồng mai vàng, hiện mai cho thuê chơi lễ Tết vẫn còn khá khiêm tốn so với mai xuất bán, nhưng đây là thị trường tiềm năng, có thể khai thác mạnh hơn trong tương lai.
Ông Ba Lạc, nay đã gần 90 tuổi, vẫn nhớ như in câu chuyện mấy cây mai đầu tiên ở xã Bình Lợi do chính ông trồng. Ông kể, gần 20 năm trước thấy nhà hàng xóm có cây mai mới chỉ to cỡ ngón tay cái sắp sửa bị bứng đi để trồng mía, ông tiếc nên xin về trồng. 4 năm sau, cây mai ấy trổ bông, bông nào cũng có đến 10 cánh. Ngày Tết bạn bè đến chơi thấy cây mai cho hoa đẹp quá xin hạt về ươm. Ông Ba Lạc nhận ra tiềm năng kinh tế của cây mai và quyết định trồng mai kinh doanh. Và ông trở thành người trồng mai đầu tiên của Bình Lợi.
“Không ngờ từ cây mai vàng sắp bỏ đi mà đã giúp xã này hình thành nên làng nghề, giúp bà con nông dân thoát nghèo rồi vươn lên khá giả, giàu có. Nếu không có nghề trồng mai vàng không biết giờ này bà con ở đây có đổi đời hay chưa”, ông Ba Lạc xúc động.
Hỗ trợ phát triển làng mai
Thời gian qua, nhằm phát triển làng mai vàng Bình Lợi, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương đã hỗ trợ, như: Tổ chức Đường mai vàng nhằm quảng bá sản phẩm mai vàng, hỗ trợ thành lập HTX Hoa mai vàng Bình Lợi, xây dựng nhãn hiệu mai vàng.
Trung tâm Khuyến nông TP cùng Hội Nông dân xã Bình Lợi cũng mở các lớp tập huấn miễn phí về trồng và chăm sóc mai; hỗ trợ nông dân trồng mai cơ giới hóa trên cây mai nhằm tiết kiệm thời gian, công lao động, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất.
Ngoài việc được hỗ trợ kỹ thuật, bà con nông dân trồng mai vàng còn được TP tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quyết định số 655 của UBND TP.HCM về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố và Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân TP để trồng mai.
Từ chủ trương khuyến khích này, nhiều năm nay nông dân trồng mai vàng ở đang từng bước tạo thương hiệu mai vàng. Thương hiệu này không chỉ được tạo nên bởi những hộ trồng mai, mà còn bởi sự nhạy bén nắm bắt thị trường và tập trung sản xuất giống mai “đặc trưng” của những hộ dân ở đây.
Một thương lái đang tìm mua mai tại làng mai Bình Lợi. |
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đánh giá, trồng mai vàng ở xã Bình Lợi là mô hình chuyển đổi cây trồng gắn liền với xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt, giúp người trồng mai có đời sống khá hơn, giúp địa phương phát triển. Từ đó, tác động đến nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp TP nói chung và cây mai vàng của địa phương nói riêng ngày càng có lợi nhuận cao.
Về phát triển làng nghề trên địa bàn TP, vừa qua UBND TP.HCM ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2025, nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân. Đồng thời, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn TP, cũng như phát triển gắn với du lịch.
Theo đó, TP tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn truyền thống, như: Sản xuất bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi), đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi), mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi), se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), muối (huyện Cần Giờ), chế biến khô thủy sản (huyện Cần Giờ), và trồng mai vàng ở xã Bình Lợi.
Chưa nghe nói TP có công nhận hay bao giờ công nhận làng trồng mai vàng vàng xã Bình Lợi là làng nghề, nhưng bởi “tiếng lành đồn xa” giới chơi hoa kiểng trong cả nước khi nói đến làng mai vàng Bình Lợi ai cũng biết ở đâu.
Tin liên quan
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức