Làng nghề nón lá Phú Mỹ nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức
Phú Mỹ từ lâu đã được ví von là cái nôi của những chiếc nón.
Theo các cao niên trong làng, nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có: lá cọ, mo nan tre và nứa. Qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những nghệ nhân thôn Mỹ Phú bỗng hóa thành một sản phẩm mang tinh hoa dân tộc với các đường nét tinh xảo, độc đáo và hấp dẫn.
Được biết, khâu chọn lá, phơi lá vô cùng quan trọng, lá làm nón không được quá non nhưng cũng không quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, mềm mới giữ được lâu. Sau khi đem phơi từ 2 đến 3 nắng sẽ cho lá cọ vào nếp điện để là. Tiếp theo, lá được cắt thành từng đoạn, đủ dài để lợp từ chóp xuống vành cái,. Khuôn nón được làm bằng tre ngà già, tạo các khe đặt vòng nón đồng tâm, những que nứa chẻ nhỏ, cuốn thành vành quanh khuôn.
Mỗi gia đình có thể mua nhiều dàng để có thể cùng lúc làm nhiều sản phẩm, không phải chờ tháo cái trước ra mới làm cái sau.
Người thợ bắt đầu xếp từng lá vào vòng nón, lót một lớp mo tre để nón thêm dày và cứng cáp, sau đó tiếp tục xếp một lớp lá nữa rồi mới khâu. Khâu nón là công đoạn khó nhất, bởi lá dễ rách và xê dịch nên đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Sau khi khâu, người thợ sẽ cắt lớp lá thừa và làm cạp nón. Mặt trong nón còn được cài thêm những hình hoa, lá, rồi thắt chỉ màu, len màu để lồng quai nón.
Hiện nay, nón được khâu bằng cước nilon sợi dài, ít phải nối, lại bền đẹp. Khâu xong, nón được tháo ra khỏi dàng (khuôn) rồi cắt bỏ lá thừa, cạp vành cái, gắn mầu (nhỏ bằng ngón chân cái, hình chóp nón) trên chóp nón để che kín đầu lá và chống dột.
Hiện tại thôn Phú Mỹ có tới 402 hộ tham gia hoạt động làng nghề. Với công cụ chính là dàng (khung) nón. Mỗi gia đình có thể mua nhiều dàng để có thể cùng lúc làm nhiều sản phẩm, không phải chờ tháo cái trước ra mới làm cái sau. Cước nilon, kim khâu, lá cọ, hoa văn trang trí cài bên trong nón, mẫu khâu vào chóp nón… tất cả đều có sẵn, đáp ứng đủ nhu cầu.
Cước nilon, kim khâu, lá cọ, hoa văn trang trí cài bên trong nón, mẫu khâu vào chóp nón… tất cả đều có sẵn, đáp ứng đủ nhu cầu.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất đó là tìm thị trường tiêu thụ. Trước sức ép của thị trường, nhiều sản phẩm làng nghề Việt dần bị mai một, thậm chí nhiều làng nghề rơi vào tình trạng lắp ráp, gia công sản phẩm và còn phải lệ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp trung gian. Chính vì vậy đã giảm sức cạnh tranh và giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Để phát triển thương hiệu làng nghề cần rất nhiều yếu tố, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở kênh quảng bá trực tuyến, chú trọng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm... Bên cạnh đó cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cấp chính quyền cùng sự vào cuộc của các doanh nghiệp để đưa các sản phẩm làng nghề vươn ra thế giới. Việc hỗ trợ và xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể sẽ là bước đệm đưa làng nghề nón mũ lá thôn Phú Mỹ vượt qua những thử thách và có nhiều cơ hội để đến được với bạn bè năm châu.
Lưu Kỳ (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức