Làng nghề đậu bạc Định Công
So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm ở Định Công có nét đặc trưng riêng. Từ những thỏi bạc, người thợ phải khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ mảnh như sợi chỉ rồi họ khéo léo uốn ghép thành các chi tiết khác nhau sau đó đem ghép các chi tiết đó trên khung thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần cù, chịu khó, nên họ đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng lấy tên là “kim hoàn” (tức là: vòng vàng). Những đồ vàng bạc do ba anh em làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong nước. Ba người lại dạy cho dân làng cùng làm nghề, từ đó làng Định Công có nghề làm vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết tiếng. Trải qua năm tháng, nghề đậu bạc càng phát triển và trở thành một trong 4 nghề tinh hoa nhất Kinh thành Thăng Long
Để có được một sản phẩm bạc đậu, những người thợ phải mất tới hàng chục ngày công với những thao tác công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao. Người làm nghề phải nắm chắc 4 kỹ thuật cơ bản: trơn, đấu, chạm, đậu. Trơn là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ mà chỉ cườm cho nhẵn, bóng, kết hợp gò sao cho hình khối đúng tiêu chuẩn. Đấu là lắp ráp các chi tiết hài hòa, cân đối. Chạm là khắc hình vẽ, hoa văn, hoạ tiết như chạm ám, thúc nổi, hạ cát… lên mặt trang sức hay vàng, bạc. Đậu là kéo bạc đã nung chảy thành sợi chỉ, sau đó se thành sợi mảnh như sợi tóc tạo những họa tiết hoa văn, chim muông, hoa lá… gắn vào đồ trang sức. Trong đó, kĩ thuật đậu bạc đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo và nhỏ nhắn, tỉ mỉ.
Đến thăm xưởng đậu bạc của nghệ nhân Quách Văn Hiểu mới thấy hết sự công phu, khéo léo của nghệ nhân để tạo nên những sản phẩm bạc mỹ nghệ vô cùng tinh xảo. Những sản phẩm đậu bạc ở Định Công có nét đặc trưng riêng và được làm hoàn toàn thủ công, tay nghề cao. Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn nuột, không đọng vảy và các chi tiết hài hòa, cân xứng. Mỗi một sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh tuý ở giá trị thẩm mỹ và sử dụng.
Những sản phẩm đậu bạc ngày trước thường là những mặt hàng nhỏ xinh như: cành hoa, con bướm, lắc, xuyến, nhẫn... Nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho biết, để đào tạo được một người thợ đậu bạc lành nghề phải mất 3-5 năm.
Nghệ nhân Nhân dân Quách Văn Hiểu tâm huyết “giữ lửa” nghề đậu bạc Định Công.
Nghệ nhân đậu bạc cần có những kỹ năng khéo léo, tinh tế để đậu từng chi tiết nhỏ.
Hiện nay có rất thợ đậu bạc trẻ theo nghề.
Từ năm 2009, tại khuôn viên Thiên đường Bảo Sơn (km8, đường Láng - Hòa Lạc, Hà Nội), gian hàng Đậu bạc Định Công của gia đình ông Quách Văn Hiểu đã xuất hiện tại khu làng nghề truyền thống. Đến thăm gian hàng giới thiệu những kỹ thuật tinh xảo của nghề đậu bạc tại Khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn, nhìn những người thợ trẻ hăng say học nghề truyền thống của cha ông, thấy những giọt mồ hôi tăn dài trên trán những người thợ rồi cầm trên tay và thưởng thức những sản phẩm đậu bạc của làng nghề Định Công… mới thấy hết được sức sáng tạo và tinh hoa của bàn tay người thợ trong đó. Qua những hoa văn, hoạ tiết trang trí trên các sản phẩm, ta nhận thấy rõ đức tính kiên trì, sự thông minh khéo léo, óc sáng tạo của những người thợ kim hoàn Việt Nam nói chung và làng nghề Đậu bạc Định Công nói riêng.
Trước nguy cơ mai một làng nghề, UBND quận Hoàng Mai kết hợp cùng Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Định Công đã tổ chức lớp dạy nghề cho bạn trẻ trong quận để giữ nghề truyền thống. Bài toán chung cho tất cả các làng nghề truyền thống hiện nay là nguồn nhân lực kế cận đang cần tìm lời giải thỏa đáng. Nếu vấn đề này được giải quyết, chắc chắn nghề đậu bạc Định Công sẽ ngày càng được phát triển hơn.
Xuân Mạnh(TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế