An giang: Lạc bước giữa rừng tràm Trà Sư
Không gian xanh mát của rừng tràm.
Vùng lõi của rừng tràm Trà Sư nằm trên địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là không gian đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ngập nước ven sông Cửu Long. Nếu tính cả vùng đệm, tổng diện tích của Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư được quy hoạch đến năm 2030 là gần 1.140 ha, trong đó có cả phần đất có rừng, đất chưa có rừng và đất mặt nước. Đó cũng là thiên đường nơi hạ giới, nơi tán rừng vươn xa tới ngút ngàn, chỉ thấy một màu xanh rợn ngợp tầm mắt.
Rừng tràm Trà Sư là nơi đất lành chim đậu.
Bước chân vào rừng tràm là thấy mình được hòa vào cùng thiên nhiên bao la, tràn đầy sức sống. Cả khu rừng mênh mông trở nên bí ẩn sau những tán cây. Từ bến tàu, du khách sẽ đi xuồng máy để bắt đầu hành trình khám phá khu rừng. Con đường thủy lộ len lỏi theo kênh rạch chằng chịt dần dần hé lộ thêm rất nhiều điều quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Là nơi đất lành chim đậu, lang thang trong rừng tràm sẽ thấy rất nhiều loài chim về làm tổ. Trên cây, những tổ chim, tổ cò, vạc đung đưa theo gió. Đến mùa hoa, ong bay thành đàn đi kiếm mật.
Không chỉ quyến rũ bởi sắc xanh ngập tràn không gian, các loài hoa trong rừng tràm Trà Sư cũng tạo nên sức hấp dẫn riêng. Mùa hè, những cánh đồng sen ngay lối đi vào rừng thoang thoảng hương thơm mát. Những mùa hoa tràm, mùa bông điên điển, lục bình, hoa súng dập dềnh trong nước được xem là sản vật của rừng tràm mùa nước nổi.
Tới khi bắt đầu chuyển sang xuồng ba lá chèo tay, là du khách biết mình đang tiến sâu vào vùng lõi. Cảnh quan rừng nguyên sinh càng hoang sơ. Ở đây còn quy tụ nhiều loại động vật quý hiếm, dễ gặp nhất là những loài chim hiếm gặp quy tụ về sân chim để tìm bạn hay khoe tiếng hót. Không còn ồn ào của các loại động cơ, thanh âm của của muôn loài át đi tiếng chèo xuồng, tiếng cười đùa của những du khách rẽ nước băng rừng.
Điểm đến du lịch sinh thái
Du khách khám phá rừng tràm Trà Sư.
Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, tại rừng tràm Trà Sư, những trải nghiệm mới mẻ nhờ sự đầu tư của con người trong vài năm trở lại đây đã níu chân du khách lại với vùng đất này. Thường xuyên đưa bạn bè tới chơi, bạn Nguyễn Văn Thuận, sinh viên Đại học An Giang thích thú khi cảnh quan trong rừng tràm Trà Sư được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái nhưng vẫn tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Bạn chia sẻ, việc tạo dựng các tiểu cảnh không hề phá vỡ không gian xanh chung quanh, mà có thể tạo thêm được những trải nghiệm mới, góc check-in mới độc đáo.
Trong đó có những cây cầu tre, cầu kiều ghép bằng gỗ dài hàng cây số, những điểm nghỉ chân được thiết kế với những hàng rào, cột trụ thân thiện với môi trường. Hình ảnh những đàn chim bồ câu trắng muốt gọi nhau về mổ thóc và làm bạn với du khách cũng mang lại cảm giác yên bình cho du khách. Bạn Nguyễn Văn thuận chia sẻ: “Mỗi một lần đến rừng tràm, tôi lại thấy có sự khác biệt. Mới đây nhất là được đi bộ trên cây cầu gỗ dài hàng cây số đi xuyên rừng được mọi người gọi là cây cầu vạn dặm, dừng lại tạo dáng với cánh đồng hoa sen hồng dưới chân hay khi đàn bồ câu trắng đậu xuống mổ thóc”.
Thưởng thực ẩm thực đặc trưng cũng là “điểm cộng” để các trải nghiệm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa được trọn vẹn. Ở rừng tràm Trà Sư hội tụ đủ mỹ vị của vùng đất An Giang như mắm thái, mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn… cùng các loại cá khô như khô cá tra, khô các lóc, khô cá sặt…dân dã mà độc đáo. Tới mùa nước nổi, nơi đây được ví như thiên đường ẩm thực với các món ăn đặc sản đúng điệu như lẩu cá linh nấu bông điên điển, cá linh chiên giòn, cá linh hay cá bống kho tiêu, bánh xèo bông điên điển tươi ngon.
Khu vực vùng đệm và các không gian quanh rừng tràm Trà Sư có nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú như tham gia trồng và thu hoạch lúa với người dân địa phương, cùng chế biến các loại bánh từ đường thốt nốt với các bà, các mẹ trong thôn xóm, hay tới các làng nghề dệt, làng nghề làm đường thốt nốt của cộng đồng người Khmer địa phương…Tất cả kích thích mọi giác quan của du khách, khiến hành trình khám phá rừng tràm Trà Sư càng trở nên sâu đậm với du khách đặt chân tới xứ sở những cây thốt nốt.
Bài và ảnh Từ Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức