Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm
Khoảng hơn 40 năm trước, khởi đầu chỉ có vài xưởng sản xuất nhỏ lẻ ở làng Vạn Điểm, chủ yếu sửa chữa bàn ghế hỏng, tạo ra các sản phẩm theo mẫu có sẵn, sau lan ra khắp cả xã và các vùng lân cận. Đến đầu những năm 1990, Làng nghề Mộc Vạn Điểm chuyển sang sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp. Năm 2001 làng Vạn Điểm đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội cấp bằng công nhận Làng nghề Mộc cao cấp.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vạn Điểm
Cho đến nay Làng nghề Mộc Vạn Điểm có 98% hộ gia đình tham gia sản xuất đồ gỗ cao cấp, trên 20 doanh nghiệp, 800 cơ sở sản xuất, quy mô ngày càng được mở rộng, phải huy động hàng nghìn lao động vệ tinh từ các nơi khác đến làm việc tại địa phương (theo báo cáo của Hiệp hội làng nghề Vạn Điểm năm 2021).
Sản phẩm của Làng nghề rất đa dạng, từ bàn nghế chạm khắc, khảm trai; Những bộ đồ thờ sơn son thiếp vàng tinh xảo; Những đồ gỗ nội thất trong nhà như giường, tủ, kệ ti vi, lộc bình, đồng hồ gỗ, tranh gỗ… được sản xuất công phu qua những đôi bàn tay của các nghệ nhân làng nghề, đã khắc họa được tâm hồn sản phẩm qua từng nét chế tác tỉ mỉ, công phu, được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Hiện nay, sản phẩm nhiều nhất của làng nghề vẫn là bàn, ghế, sập gụ, tủ chè có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vạn Điểm cho biết: “Tất cả các thôn trên địa bàn xã đều có nghề mộc, trong đó, Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm chuyên sản xuất các loại mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ quý tự nhiên được nhập khẩu từ Nam Phi và một số nước Châu Âu, như gỗ Lim, gụ, hương, trắc, mun, gõ đỏ.... Hiện nay, Làng nghề Mộc Vạn Điểm chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, thị trường chủ yếu là trong nước ”.
Ông Hoàng Kỳ Tài, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề xã Vạn Điểm
Ông Hoàng Kỳ Tài, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề xã Vạn Điểm, cho biết thêm: Các hộ gia đình làm nghề thường chia thành các nhóm buôn bán, xẻ gỗ, gia công sản xuất và chế biến. Mỗi nhóm hộ gia đình đảm nhận một công đoạn tạo nên các mắt xích trong chuỗi cung ứng từ gỗ nguyên liệu đến sản phẩm gỗ của làng nghề.
Nghề mộc phát triển, nhưng lại không được quy hoạch xây dựng khu cụm công nghiệp sản xuất tập trung nên các hộ dân lập xưởng sản xuất ngay trong khu dân cư đông đúc. Vì thế ở Vạn Điểm, ban ngày người ta hay bắt gặp thấy những người phụ nữ quanh năm bịt kín mặt, cần mẫn ngồi đánh giấy ráp ven đường, hay những anh thợ luôn phủ một lớp bụi gỗ trên người.
Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn có nhu cầu mở rộng nhà xưởng, lắp đặt thêm thiết bị máy để mở rộng sản xuất nên diện tích nhà xưởng hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến của các hộ gia đình. Nhiều hộ phải tận dụng phần diện tích nhà ở để làm xưởng sản xuất, làm trụ sở giao dịch, giới thiệu sản phẩm.
Để tháo gỡ khó khăn của làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề xã Vạn Điểm Hoàng Kỳ Tài nêu giải pháp:
Trước mắt, các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn xã rất mong muốn dự án mở rộng cụm công nghiệp làng nghề sớm được triển khai, qua đó giúp các cơ sở làm nghề thuận lợi về mặt bằng để mở rộng sản xuất, kinh doanh; Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm: Tích cực tham gia trưng bày tại nhiều sự kiện lớn của thủ đô như ở Hoàng Thành Thăng Long do sở du lịch tổ chức; Trưng bày tại các nhà bát giác do sở công thương tổ chức. Thông qua hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm đó nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, kí kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho hội viên, nhân dân trong và ngoài xã, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, bảo tồn duy trì và phát triển nghề truyền thống của quê hương.
Để từng bước tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của các làng nghề UBND Thành phố đã lựa chọn một trong các làng nghề để hỗ trợ thông qua Quyết định số 4298/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 về việc phê duyệt danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề. Về nhiệm vụ xây dựng “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm” được thực hiện với sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, Chi cục phát triển Nông thôn Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm”. Theo đó, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D là đơn vị được chọn thực hiện nội dung: Xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”. Trong đó, nội dung hỗ trợ gồm có 02 nội dung chính: Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề; Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”.
Cùng sự hỗ trợ, định hướng của các cơ quan chức năng trong việc phát triển nhãn hiệu tập thể “Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm”. Thời gian tới, tin tưởng rằng nhận thức của các hộ sản xuất, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp và khách hàng về giá trị của nhãn hiệu nói chung, giá trị nhãn hiệu tập thể “Làng nghề Mộc cao cấp Vạn Điểm” nói riêng sẽ được thay đổi, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm trên thị trường.
Bài, ảnh: Bảo Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân