Làng nghề làm đèn ông sao, tất bật phục vụ Tết Trung thu
![]() |
Ông Nguyễn Văn Đình là một trong số ít những nghệ nhân còn lại ở làng Báo Đáp làm đèn ông sao cỡ to. |
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, nghề làm đèn ông sao đã trở thành nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. Ở thời điểm đó, hợp tác xã đứng ra quản lý, tổ chức các xã viên sản xuất và giới thiệu sản phẩm. Đến năm 1973 - 1974, tuy không còn ai quản lý, nhưng người dân vẫn miệt mài giữ nghề rồi đưa thôn Báo Đáp trở thành “thủ phủ” đèn ông sao lớn nhất miền Bắc. Hiện nay, cả làng vẫn có tới hàng chục hộ gia đình chuyên làm đèn ông sao.
Những ngày tháng 7 (âm lịch), ngay từ đầu làng Báo Đáp, xe ô tô tải ra vào tấp nập để vận chuyển đèn đi về các tỉnh.
không khí Tết Trung thu sớm hơn
Từ ngõ tới sân của nhiều gia đình ngập luồng, nứa, dây tua rua đủ các sắc màu dùng để làm đèn. Do nhu cầu của thị trường năm nay tăng mạnh nên đèn lồng ông sao của làng Báo Đáp đắt hàng, làm tới đâu hết tới đấy.
Để làm đèn ông sao, nguyên liệu là cây nứa, luồng được nhập ở Thanh Hoá về từ tháng Giêng âm lịch. Sau đó, luồng được bổ, chia đoạn rồi ngâm dưới ao để đảm bảo độ dẻo khi uốn. Còn giấy để trang trí nhập từ Trung Quốc. Việc làm đèn nhộn nhịp nhất vào 4 tháng trong năm, từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch. Trung bình một ngày 1 lao động có thể sản xuất khoảng 100 chiếc đèn lồng loại nhỏ với giá 8.000đ/chiếc.
Nỗ lực bảo tồn
Làng Báo Đáp có nghề làm đèn trung thu đến nay đã hàng trăm năm, từ thời cha ông để lại. Khi lớn lên 6 - 7 tuổi đã được học bố mẹ cách làm đèn và lưu truyền nghề của gia đình để lại từ đó cho đến nay.
đèn ông sao trong Tết Trung thu là một nét văn hoá của người Việt. Nghề truyền thống nào có thể mai một chứ nghề làm đèn lồng vẫn lưu truyền vì đây là một nét văn hoá đặc sắc. Sau một thời gian chạy theo các kiểu đèn lồng nhựa, pin của Trung Quốc, giờ đây người tiêu dùng đã quay lại với đèn ông sao. Bởi đèn ông sao trong Tết Trung thu gắn liền với phong tục, tập quán và nét văn hóa người Việt...
ở làng Báo Đáp có ít những nghệ nhân còn làm đèn ông sao loại to vì loại đèn này đòi hỏi rất kỳ công. Trung bình 1 ngày nghệ nhân làm được khoảng 30 - 40 chiếc loại to, còn đối với những người khác làm loại nhỏ thì một người có thể làm được 100 - 120 chiếc/ngày.
Nhìn chiếc đèn đơn giản thế nhưng để ra một sản phẩm cũng mất hơn chục công đoạn từ khâu lựa luồng đến chọn giấy phết....
Hiện đèn ông sao được làm ở làng Báo Đáp được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, vật liệu làm đèn thân thiện với môi trường gồm: Luồng, nứa, giấy, xương cây đay làm cán.
Tuỳ theo loại đèn cỡ lớn, nhỏ mà luồng, nứa được chặt ra từng khúc, chẻ ra thành từng nan. Sau đó, mọi người uốn khung đèn rồi cột lại với nhau bằng dây kẽm, dán giấy bóng lên rồi trang trí cho sản phẩm.
Đèn lồng Báo Đáp ngày nay không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng mà còn được biến tấu với nhiều kiểu như thêu ren gắn với biểu tượng, di tích văn hóa, lịch sử mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống Việt đến với mọi gia đình. Ngoài những sản phẩm đèn lồng theo cách truyền thống, giờ một số gia đình ở làng nghề này còn mạnh dạn đầu tư sản xuất những loại đèn lồng có thể xếp gọn để thuận tiện cất giữ và dễ dàng mang đi xa. Dù phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nhưng sắc đỏ đèn lồng Báo Đáp đã và đang dần tái khẳng định vị thế của mình, điều đó minh chứng cho sức sống trường tồn của một làng nghề truyền thống.
Tin liên quan

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 | 09/05/2025 Tin tức

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 | 06/05/2025 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân