Làng nghê làm cá khô lớn nhất Đồng Tháp
Làng khô Phú Thọ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân địa phương
Làng cá khô Phú Thọ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân địa phương Xã Phú Thọ, huyện Tam Nông có làng nghề sản xuất cá khô lớn nhất Đồng Tháp. Ai có dịp đi dọc tuyến lộ 844, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các chị tay thoăn thoắt trở cá khô trên những chiếc giàn phơi. Ở làng khô Phú Thọ, mỗi một gia đình là một xưởng sản xuất nhỏ, nhưng khách hàng có thể tìm được đủ các loại cá khô nước ngọt như: khô cá lóc, khô cá sặc rằn, khô cá chạch, cá kết... Nhờ hương vị thơm ngon không lẫn vào đâu được nên nhiều năm qua, đặc sản khô Phú Thọ được người tiêu dùng trong ngoài tỉnh Đồng Tháp rất ưa chuộng, không chỉ tiêu thụ khắp các tỉnh, thành của khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở các tỉnh: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh...
Đặc sản “Khô Phú Thọ” trở thành món ngon quen thuộc với nhiều gia đình
Nơi đây khô cá được người dân thu mua từ các hộ dân làm nghề chài lưới trong vùng. Dễ thấy nhất là khô cá lóc (cá quả) được bày phơi chiếm phần lớn các sạp khô. Nhiều loài cá khác cũng được chế biến thành khô như cá sặc, cá trạch đồng, cá trèn, cá chốt...
Nhờ nguyên liệu tươi ngon và bí quyết làm khô đặc biệt nên sản phẩm khô Phú Thọ được người tiêu dùng rất ưa chuộng
Cá sau khi đánh bắt hoặc thu mua được sơ chế với các bước cơ bản như loại bỏ nội tạng, đánh vảy, định hình, ủ lạnh, vệ sinh lần cuối và tẩm ướp gia vị. Dù là đang ở giữa làng khô, hay thậm chí đứng giữa sân phơi khô, nhưng khó lòng tìm thấy được cá khô nào bị ruồi bâu vào. Thật ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến toàn bộ quy trình làm cá khô và nghe bà con nơi đây giải thích về sự kỳ hoặc này. Người có thâm niên nhiều năm trong nghề làm khô cho biết vì cá được rửa sạch nhiều lần, loại bỏ hết tất cả máu và ủ lạnh từ 2-3 ngày trước khi đem phơi nên không còn mùi tanh để hấp dẫn ruồi.
Khoảng những năm 2010 -2013, nghề nuôi cá lóc bắt đầu phát triển và nở rộ ở vùng quê Tam Nông. Nhưng sau thời gian tăng nóng diện tích, nhiều hộ nuôi cá lóc ở địa phương bắt đầu rơi vào tình cảnh thua lỗ do cung vượt cầu. Nhận thấy chế biến cá khô là một hướng đi tiềm năng, góp phần giúp giảm tải áp lực tiêu thụ khi cá lóc vào vụ thu hoạch cũng như mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn nên nhiều hộ nuôi cá lóc của Phú Thọ chuyển sang chế biến khô cá lóc. Nhờ khép kín từ vùng nuôi đến khâu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản phẩm cá khô của người dân Làng khô Phú Thọ tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả.
Brochure giới thiệu, quảng bá sản phẩm sản xuất cá khô ở Làng khô Phú Thọ
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tam Nông, hiện toàn huyện có trên 40 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh cá khô, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Nhờ thị trường đang phát triển nên quy mô làng nghề cũng được mở rộng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, hiện các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá khô ở xã Phú Thọ chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Sản phẩm khô mặc dù được thị trường ưa chuộng nhưng phần nhiều cơ sở chỉ dừng lại ở việc lẻ sản phẩm chưa được đầu tư bao bì, nhãn mác chuyên nghiệp. Đây là hạn chế khiến cho sản phẩm đặc sản khô Phú Thọ chưa thể đi xa và tiêu thụ được ở những kênh phân phối chuyên nghiệp.
Khô cá lóc 2 nắng ướp lạt vừa ăn được đóng gói trong túi zip hút chân không giúp bảo quản sản phẩm được lâu, sạch, vệ sinh và vô cùng tiện lợi. Phù hợp đóng gói làm quà tặng, gửi đi nước ngoài...
Thấu hiểu được những khó khăn của người dân Làng khô Phú Thọ cũng như mong muốn giúp cho thương hiệu khô Phú Thọ được đi xa hơn trên thị trường, năm 2019 với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương huyện Tam Nông, lần đầu tiên sản phẩm cá khô đặc sản của xã Phú Thọ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”. Đây là tiền đề quan trọng để người tiêu dùng cả nước thêm tin tưởng về uy tín cũng như chất lượng sản phẩm “Khô Phú Thọ” của quê hương Tam Nông. Sau khi được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”, người tiêu dùng biết đến sản phẩm cá khô của Làng khô Phú Thọ nhiều hơn, vì vậy sản lượng tiêu thụ cá khô của các cơ sở trong làng nghề cũng tăng. Nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa của nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”, góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, nâng tầm giá trị thương phẩm, địa phương tiến hành đánh giá lại thực trạng sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm “Khô Phú Thọ” sau khi nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ” được bảo hộ, hoàn thiện mô hình quản lý và hệ thống các văn bản phục vụ việc quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”, hỗ trợ hoạt động marketing cho sản phẩm. Các cơ sở sản xuất khô xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc... cho sản phẩm “Khô Phú Thọ... Để khai thác hết được giá trị mà nhãn hiệu chứng nhận mang lại là câu chuyện lâu dài, địa phương đang đồng hành cùng bà còn ở Làng khô Phú Thọ để từng bước hoàn chỉnh các khâu trong sản xuất để sản phẩm ra thị trường có lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận nhiều hơn.
Ninh Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức