Làng nghề Kiêu Kỵ tìm hướng đi mới
Chúng tôi tìm đến nhà Nghệ nhân Ưu tú Lê Bá Chung, Giám đốc Hợp tác xã Công nghiệp quỳ vàng Kiêu Kỵ. Từ đầu ngõ, tiếng búa dồn dập kéo du khách bước vào bên trong. Một phần diện tích là xưởng sản xuất, phần còn lại là nơi gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung sinh sống. Ông Chung dẫn du khách đi xem quy trình sản xuất. Ngoài sân, những người đàn ông cởi trần đang quai những nhát búa mạnh, dứt khoát nhưng vẫn khéo léo để dát quỳ thật mỏng mà không “bổ nổ” khiến quỳ bị vỡ, bay ra ngoài. Công việc này không chỉ đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe mà còn cần kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm.
Khung cảnh yên bình ở làng Kiêu Kỵ.
Trong căn nhà nhỏ cấp bốn, mấy người phụ nữ đủ các lứa tuổi đều tập trung cao độ, tay thoăn thoắt “chại quỳ”. Bà Phạm Thị Ngọ, 74 tuổi, người đã theo nghề hơn 60 năm cho biết: “Nghề quỳ vàng bạc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận bởi chỉ sơ sẩy thở mạnh là các lá vàng sẽ bay hết hoặc vỡ vụn. Ngày xưa, các cụ còn phải buông màn, ngồi làm bên trong. Vậy mà người thợ Kiêu Kỵ chịu được để làm ra những tấm quỳ vàng, bạc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính nhất...”.
Hỏi bà sao nhiều tuổi vậy mà vẫn làm nghề, bà Ngọ cười: “Bố mẹ dạy cho tôi nghề này từ năm 10 tuổi. Giờ nếu không làm, tôi rất nhớ nghề. Hơn nữa, mình không dạy nghề cho con cháu trong làng, sau này còn ai giữ nghề nữa”.
Bà Phạm Thị Ngọ đang “chại quỳ” - một trong những công đoạn quan trọng của nghề quỳ vàng bạc ở làng Kiêu Kỵ.
Phát triển du lịch làng nghề
Rời nhà nghệ nhân Lê Bá Chung, chúng tôi đi thăm cụm di tích đình, đền, chùa Kiêu Kỵ, trong đó một số hạng mục trong đình như y môn, đại tự, câu đối... đã được thếp vàng lại bởi 35 học trò của ông Chung. Hiện nay, phần lớn trong số họ đã trở thành thợ giỏi, thường xuyên đảm nhận việc sơn son thếp vàng cho các công trình, di tích trên khắp cả nước.
Theo nghệ nhân Lê Bá Chung, những năm gần đây, vàng công nghiệp từ Trung Quốc tràn vào, mặc dù chất lượng không sánh được với quỳ vàng của Kiêu Kỵ nhưng vì giá rẻ nên vẫn được nhiều khách hàng chọn. Vì thế, không ít gia đình trong làng phải chuyển sang nghề khác. “Điều quan trọng nhất của nghề này là phải giữ chữ tín. Có như vậy khách hàng sẽ tự tìm đến”, ông Chung chia sẻ.
Để bảo tồn và phát triển nghề quỳ vàng bạc, những năm gần đây người dân Kiêu Kỵ đã tìm ra hướng đi mới, đó là kết hợp với các làng nghề khác như làng gốm Bát Tràng, làng sơn mài Hạ Thái, làng tạc tượng Vũ Lăng... vừa làm tăng giá trị sản phẩm của các làng nghề, vừa bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Theo nghệ nhân Lê Bá Chung, nhờ tay nghề khéo léo và sự chăm chỉ sẵn có nên người Kiêu Kỵ có thể tự tin nhận các công trình lớn, trong đó có thể kể tới Triệu Tổ miếu (Hoàng thành Huế), Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), chùa Nam Thiên Nhất Trụ (thành phố Hồ Chí Minh), Miếu Bà Chúa xứ (An Giang) hay Đền Trần (Nam Định)...
Không chỉ bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, xã Kiêu Kỵ cũng tính đến chuyện làm du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh. Theo ông Đinh Văn Giảng, Chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ, với lợi thế sở hữu nghề quỳ vàng độc đáo, Kiêu Kỵ còn có 15 di tích là các đình, đền, chùa, miếu ở các thôn - đa số vẫn giữ được giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Hằng năm, xã đều trùng tu, tôn tạo các di tích với nguồn vốn xã hội hóa lên tới hàng tỷ đồng.
“Năm 2018, chúng tôi đã hỗ trợ người dân Kiêu Kỵ xây dựng Nhà thờ tổ nghề. Tổng mức đầu tư của công trình này lên tới 8,6 tỷ đồng, trong đó, phần lớn là nguồn vốn xã hội hóa và đóng góp của người dân. Nhà thờ tổ nghề còn là nơi dạy nghề cho con em trong làng và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của làng nghề, phục vụ khách tham quan”, ông Đinh Văn Giảng nói.
Điều người dân Kiêu Kỵ mong mỏi nhất hiện nay là huyện Gia Lâm tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đón khách du lịch về tham quan. Cùng với đó, để Kiêu Kỵ trở thành một điểm đến hấp dẫn, cần đẩy mạnh mối liên kết với các điểm tham quan khác trên địa bàn để tạo thành tuyến du lịch làng nghề, tâm linh hấp dẫn, bắt đầu từ Hà Nội đi Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử, Kiêu Kỵ, chùa Bà Tấm, đền Gióng - Phù Đổng...
Theo HNM
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới