Làng nghề gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm (Đồng Nai): Độc đáo những tác phẩm từ gốc cây
Từ những gốc cây to nhỏ, ngoằn ngoèo, trơ trụi, các nghệ nhân đã “thổi hồn” trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Những tác phẩm nghệ thuật ở đây trông cũng thật ngộ nghĩnh, bởi chúng chủ yếu dựa vào thế tự nhiên của gốc, rễ cây để tạo ra nên chẳng có cái nào giống cái nào. Sở dĩ làng nghề này phát triển mạnh mẽ cũng do có tính đặc thù riêng không giống với nghề mộc thông thường hay nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ khối. "Thợ tạc tượng gỗ khối có thể tạo ra hàng trăm pho tượng giống nhau được, nhưng sản phẩm ở đây lại phụ thuộc vào hình thù của mỗi gốc, rễ cây và tự nó gần như đã là một tác phẩm" – một nghệ nhân chia sẻ.
Nghề mộc mỹ nghệ từ gốc và rễ cây đòi hỏi khá cao từ người theo nghề. Ngoài sự cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi thì người muốn thành công nghề này phải có năng khiếu về hội họa, khéo tay để khi nhìn thấy các gốc rễ có thể hình dung ra được mình sẽ thiết kế thành sản phẩm nào cho đẹp nhất. Ông Đại nói: «Những người làm nghề này phải thực sự yêu thích nó và phải có con mắt thẩm mỹ mới được. Vì, cũng là gỗ nhưng không phải đưa về là làm được ngay. Có những gốc cây tôi phải ngắm đi ngắm lại nhiều lần các thế gốc mới có thể xử lý để có được kiểu dáng đẹp”. Thật vậy, nhìn những bộ bàn ghế đã được trau chuốt hoàn tất bày biện ở cơ sở mộc Đại Dương trông rất bắt mắt. Có lẽ cũng từ đặc điểm lựa theo thế gốc cây nên những sản phẩm được tạo ra trông mộc mạc, tự nhiên và muôn hình vạn trạng.
Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là gỗ tận dụng từ gốc rễ các loại cây rừng tự nhiên có giá trị cao như Gỗ Đỏ, Cẩm Lai, Trắc, Căm Xe … được khai thác từ vườn, rẫy, nơi mà xưa kia là rừng tự nhiên. Xuân Lộc là nơi hội tụ của những người thợ giỏi nghề không chỉ là cư dân địa phương mà còn thu hút được các thợ giỏi nghề từ miền bắc, miền trung tìm vào lập nghiệp. Từ đó có sự học hỏi lẫn nhau, tay nghề người thợ mỹ nghệ Xuân Lộc càng thêm điêu luyện. Dùng đồ gỗ mỹ nghệ không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích sử dụng mà ít nhiều là thú chơi nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của chủ sở hữu.
Những người thợ làng nghề gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm sáng tạo những tác phẩm độc đáo từ gốc cây.
Năm 1987, lần đầu tiên ông Đại đưa những sản phẩm của mình tham dự triển lãm tại Hà Nội. Những bộ bàn ghế, kệ, tượng bằng gốc cây của ông được nhiều khách hàng quan tâm. Tiếng lành đồn xa, bạn ông ở TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu cho một người bạn ở Pháp, lô hàng đầu tiên xuất xưởng, mang về lợi nhuận 14 lượng vàng. Từ đó, người dân ở Xuân Tâm thấy được giá trị của nghề đã tìm đến ông học hỏi kinh nghiệm. Cơ sở của ông đã từng đào tạo khá nhiều thợ trẻ, nhưng sau một thời gian học sẽ được chọn lọc. Những ai ông thấy có tố chất có thể theo nghề thì sẽ khuyến khích họ phát triển, còn những ai không có khiếu sẽ khuyên nên chọn nghề khác sẽ tốt hơn. Những người được chọn lựa học nghề hầu hết đều trở thành những thợ giỏi và những sản phẩm họ làm ra đều có giá trị
nghệ thuật rất cao.
Trên địa bàn xã Xuân Tâm hiện có hơn 20 cơ sở lớn nhỏ sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ và nơi đây còn có cả 1 tổ hợp tác sản xuất - kinh doanh nghề này với 10 hộ tham gia. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở đây đã cung cấp cho nhiều cửa hàng trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ ở TP. Hồ Chí Minh. Có những bộ bàn ghế có giá lên đến 70-80 triệu đồng. Nhiều cửa hàng đã coi địa danh Xuân Tâm là địa chỉ quen thuộc về mặt hàng gỗ mỹ nghệ làm bằng gốc cây. Sản phẩm của cơ sở gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm chủ yếu xuất sang thị trường: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Hàn Quốc, Indonesia và tiêu thụ nội địa. Với những giá trị mà nghề mộc mỹ nghệ đem lại, các nghệ nhân vẫn hàng ngày hăng hái, say sưa tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đặc sắc rất riêng của làng nghề Xuân Tâm.
Bài và ảnh Mộc Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế