Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng tổ chức lễ hội đầu xuân

LNV - Đầu xuân năm mới Quý Mão 2023, nhân dân thôn Thiết Úng, xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) nhộn nhịp tham gia lễ hội chào xuân tại Đình Thiết Úng. Lễ hội được tổ chức với đầy đủ các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, văn nghệ, thể thao, không gian trưng bày sản phẩm làng nghề…


Hội làng nghề Thiết Úng - Rước thành từ nghè về đình


Làng Thiết Úng (tên Nôm là làng Ống, xa xưa gọi là Xa Lập phường), nay là một thôn của xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Không ai biết làng có tự bao giờ, chỉ biết rằng từ khi có tên làng Thiết Úng thì nghề chạm khắc gỗ đã xuất hiện và được truyền từ nhiều đời này. Từ các thế kỷ trước, thợ thủ công ở Thiết Úng đã tổ chức thành từng nhóm thợ đi tới từng vùng quê trong cả nước để xây dựng sản xuất. Nhiều công trình ở các làng trong vùng vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như cửa võng đình Vĩnh Thanh, đình Lỗ Khê, đình Vân Điềm và đình Thiết Úng, đình Hà Khê… đều nhờ bàn tay người thợ Thiết Úng. Ngày 26/2/2010, làng Thiết Úng đã được UBND Thành phố Hà Nội trao Bằng công nhận “Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống”.


Người dân Thiết Úng và du khách tại nhà thờ tổ nghề mộc Thiết Úng


Không giống các làng nghề khác, người làng Thiết Úng thờ tổ nghề cùng với thành hoàng làng mình tại Đình Thiết Úng. Thành hoàng làng gồm Nhị vị Đại vương là Bình Thục và Đông Pha. Năm 1996 ngôi đình Thiết Úng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.


Nhiều hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi tại lễ hội


Đình Thiết Úng nhìn qua nghi môn ra một hồ nước nhỏ hình ngũ giác ở phía nam. Sân đình rộng, hai bên có dãy tả, hữu vu. Toà tiền tế rộng 3 gian 2 chái, mái lợp ngói ri, các đầu đao cong vút vươn lên tán lá của hai cổ thụ. Hậu cung kết nối với gian giữa của tiền tế thành hình “chữ Đinh”. Bộ khung gỗ được trang trí cầu kỳ trên các đầu dư, cốn mê, các thân xà, kẻ, bẩy… và mang đậm phong cách nghệ thuật của hai thế kỷ XVIII – XIX. Tất cả những bức chạm khắc gỗ đều do các thợ làng Thiết Úng tạo tác. Ngoài ra tại đây còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý khác như bản thần phả, các sắc phong, long ngai, bài vị, khám thờ, giá văn, hương án, bộ ngũ sự và 1 quả đại hồng chung bằng đồng đúc năm Quý Sửu đời vua Tự Đức (1853).


Ông Đào Công Trung – Trưởng thôn Thiết Úng, xã Vân Hà cho biết: “Năm nay, trong không khí chào xuân mới của toàn Đảng, toàn dân, sau khi đẩy lùi được đại dịch Covid-19, nhân dân thôn Thiết Úng cùng xã Vân Hà tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống. Trong đó, thôn Thiết Úng có điểm nhấn là làng nghề gỗ mỹ nghệ cổ truyền truyền thống lâu đời. Năm nay toàn dân vô cùng phấn khởi, nô nức tham gia các hoạt động phong trào như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…”


Trẻ em tham gia trò chơi trải nghiệm thao tác nghề


Nghệ nhân Đỗ Văn Cường – Chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Cường Hồng chia sẻ: “Năm Quý Mão 2023 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của làng nghề gỗ Thiết Úng, lễ hội chào xuân được tổ chức trở lại với nhiều hoạt động đặc sắc có ý nghĩa cho sự hát triển của làng nghề. Không gian nhà thờ tổ nghề Thiết Úng đã được đầu tư xây dựng, có nơi trưng bày sản phẩm đồ mỹ nghệ của các nghệ nhân, thợ giỏi của làng. Đây là quảng bá và giới thiệu sản phẩm làng nghề Thiết Úng tới du khách thập phương.”

Bà Nguyễn Thị Pha – một người dân xã Vân Hà vui mừng chia sẻ: “Từ trước đến nay, thôn cùng xã thường tổ chức hội truyền thống của quê hương, còn riêng thôn Thiết Úng sẽ có lễ rước nước từ giếng cả về đình với sự hiện diện của lãnh đạo thôn, ban quan đám, các tổ chức, đoàn thể cùng nhân dân hưởng ứng. Ngày 12 âm lịch sẽ tổ chức rước thánh từ Nghè (nơi ngự của thành hoàng làng) về Đình (nơi làm việc của thần hoàng làng). Với sự chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ của ban tổ chức, năm nay, nhân dân được tham gia một lễ hội lớn trong không khí hân hoan đón chào năm mới.”

Có thể nói, lễ hội truyền thống đầu xuân là một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân thôn Thiết Úng, góp phần duy trì, gìn giữ những nét đẹp văn hóa lâu đời, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, bảo vệ và phát huy nghề truyền thống.

Bài, ảnh: Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội

LNV - Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề truyền thống đã mang những giá trị văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt.
Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

LNV - Nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh nơi con sông Cầu uốn khúc, làng Chóa nổi tiếng với nghề làm hương trám đen đã có từ lâu đời.
Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

LNV - Thị xã Gò Công (Tiền Giang) là một trong những đô thị có bề dày văn hóa, lịch sử từ lâu đời. Tại đây, có làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công tuổi đời trên 100 năm hết sức nổi tiếng.
Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

LNV - Làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 1.000 năm. Nghề tạc tượng phật và làm đồ thờ bằng gỗ ở đây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bằng sự tài hoa, cái tâm với nghề, các nghệ nhân Sơn Đồng đã chế tác ra những sản phẩm điêu khắc tinh tế, độc đáo.
Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

LNV - Để các làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương thì các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) làng nghề cũng có vai trò quan trọng.
Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

LNV - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dù nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một nhưng nghề làm nón lá ở TX Ba Đồn, Quảng Bình vẫn được duy trì và phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

LNV - Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nùng ở Hà Giang. Trong quan niệm của người Nùng, bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên.
Cô gái trẻ đam mê với hát Then

Cô gái trẻ đam mê với hát Then

LNV - Chu Hải Hậu là cô gái dân tộc Tày hiện đang sinh sống tại xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, người đã âm thâm suốt 5 năm qua mở một lớp học hoàn toàn miễn phí cho các em học sinh và cả những người hâm mộ và yêu thích cây đàn Tính và điệu hát Then của dân tộc Tày. Tiếng đàn Tính ngân nga, lời hát Then tha thiết. Đây là thành quả sau nhiều tháng ngày tập luyện của Chu Hải Hậu và các em học sinh ở xóm nhỏ miền núi này.
Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

LNV - Ngày 5/5/2023, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã Axan ra mắt mô hình Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm tại thôn Ki’nonh, xã Axan.
Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 19/5, tại Làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Lễ trao quyết định, giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.
Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

LNV - Nghệ nhân Vũ Đình Ước hiện ở tại thôn 6 Trần Phú, xã Minh Tâm, huyện Thủy Nguyên, (TP Hải Phòng) được biết đến là người mê cây cảnh, phong lan, chim cảnh và thích sưu tầm cổ vật. Ông là nghệ nhân sinh vật cảnh, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp, dạy nghề cho lớp trẻ.
Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

LNV - Nghệ nhân Bùi Doãn Giới (sn 1982) sinh ra trong gia đình có nghề truyền thống xếp mâm ngũ quả, tại thôn 8, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng). Năm 20 tuổi, anh được bố là nghề nhân Bùi Doãn Thặng dạy nghề xếp mâm ngũ quả. Là nghệ nhân khéo nhất trong làng, anh được Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu: “Bàn tay vàng”.
Đậm sâu gốm Kim Lan

Đậm sâu gốm Kim Lan

LNV - Kim Lan – theo nghiên cứu của nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masannari – có thể là làng gốm cổ được hình thành từ thế kỷ IX. Ngày nay, hơn 400 hộ sản xuất tại Kim Lan đang từng bước phục hồi sự hưng thịnh của làng gốm cổ với chất liệu đất đỏ độc đáo.
Có một nghề như thế…

Có một nghề như thế…

LNV - Có một nghề trước đây còn ít người biết đến nhưng hiện nay đã có nhiều người biết hơn đến nghề này. Mặc dù về tính chất nghề nghiệp thì nó vẫn rất thầm lặng không khác xưa là bao, dù ngay giữa thời điểm kinh tế thị trường đang phát triển và ồn ào như hiện nay!
Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

LNV - Trước những thách thức với làng nghề thủ công truyền thống, TP. Hà Nội đã và đang hỗ trợ làng nghề xây dựng những điểm giới thiệu, bán và trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm...nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề cũng như tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến với Thủ đô.
Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

LNV - Nói đến xã Tức Tranh huyện Phú Lương ngoài đặc sản nổi bật của địa phương là vùng chè Khe Cốc thì bà con xã Tức Tranh không thể không nhắc đến một điệu múa rất nổi tiếng của đồng bào Sán Chay ở xóm Đồng Tâm. Đó là vũ điệu Tắc Xình, năm 2014 đã được Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

LNV - Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề đã được công nhận. Sự phát triển của các làng nghề đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội (KT - XH) trên toàn tỉnh.
Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

LNV - Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Trịnh Thị Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, truyền cảm hứng cho nhiều người.
Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

LNV - Như thường lệ, cứ mỗi cuối tuần tôi lại thong dong cùng chiếc xe gắn máy cũ kỹ của mình rong ruổi những vùng miền từ nội thành đến ngoại thành Hà Nội, cho đến các tỉnh thành cận kề thủ đô từ Bắc Ninh, Bắc Giang cho đến Hưng Yên, Hải Dương… Mỗi vùng đất là những trải nghiệm lý thú, độc đáo từ nét văn hoá địa phương. Và điểm đến của tôi trong một sáng cuối tuần giữa tháng 3 chính là làng nghề múa rối nước Đào Thục, thuộc huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

LNV - Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng

Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng

LNV - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục đã có từ lâu, tuy có những thăng trầm, nhưng được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá bản Xiềng cho mọi người cảm nhận được cái thơm nồng, đậm hương vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.
Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành

Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành

LNV - Hà Nội vốn có ẩm thực đa dạng và độc đáo với nhiều món ăn nổi tiếng hút hồn du khách. Mới đây, vào đầu tháng 4/2022, có một nhà hàng đặc sản của Hà Nội vừa được Hội Di sản Việt Nam vinh danh là “Không gian Di sản văn hóa ẩm thực”, đó là nhà hàng “Bún Ốc Bà Ngoại” nằm trên đường Tô Ngọc Vân, ven Hồ Tây, với gần 50 món đặc sản chế biến từ ốc.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tập trung

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tập trung

LNV - Chương trình phát động sự kiện khuyến mại tập trung năm 2023 có quy mô lớn, trọng tâm vào các tháng 5,7,11 với mức giảm giá, khuyến mại lên tới 100%. Năm nay, chương trình Khuyến mại tập trung thu hút khoảng 20.000 công bố khuyến mại của hơn 3.000 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, xây dựng...
Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề

Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề

LNV - Thời gian qua ghi dấu những thành công đáng kể của hoạt động khuyến công Hải Phòng công tác khuyến công đã trở thành một phần không thể thiếu, trở thành động lực khuyến khích ngành công nghiệp công thương của thành phố phát triển, góp phần cải thiện đáng kể công việc của nghệ nhân Làng nghề Hải Phòng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng

Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng

LNV - Theo ông Phạm Đức Duyễn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Hải Phòng: Trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng Nông thôn mới (NTM) được Đảng bộ thành phố xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực; mục tiêu đến năm 2025 có 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động