Làng nghề chè lam Thạch Xá “đỏ lửa” những ngày đông về
Giống với hầu hết các sản vật đặc trưng của làng quê Việt Nam, chè lam Thạch Xá gắn liền với một truyền thuyết mang đầy màu sắc lịch sử, tâm linh.
Theo như lời kể của các cụ cao niên trong làng Thạch: Chè lam được ra đời từ lòng thành kính của người dân muốn dâng lên Đức Phật một sản vật địa phương. Khi nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi (thế kỷ XV) đi qua làng thì người dân trong làng đã dâng tặng họ bánh chè lam mang theo để làm lương thực dài ngày.
Thạch Xá nổi tiếng với món bánh chè lam được làm theo phương thức gia truyền
Được dung hợp hài hòa từ các sản vật của đồng đất quê hương, gồm bỏng của nếp cái hoa vàng, lạc, vừng, gừng, thảo quả… chè lam làng Thạch luôn được coi là “báu vật” ẩm thực của đất Hà Thành.
Để làm được những mẻ chè lam thơm ngon, tất cả là nhờ vào sự khéo léo và kinh nghiệm chọn nguyên liệu của các nghệ nhân làng nghề Thạch Xá. Một mẻ chè Lam Thạch Xá, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nếp dùng để làm bánh phải là thứ nếp cái hoa vàng, nếp hương hay nếp nhung hạt già và mẩy, được phơi khô giòn trong nắng váng mật của mùa hạ.
Rồi đem phần nếp ấy vào chảo gang rang vừa lửa, đảo thật khéo, thật đều tay để hạt nở thành những hạt bỏng màu trắng như hoa nhài, trăm ngàn hạt đều tăm tắp như nhau, sau đó lấy hoa bỏng ấy đi xay rồi lọc lấy bột mịn. Mía dùng kéo mật thường là mía de, loại mía nhỏ cây nhưng vị ngọt vừa thanh vừa đậm và rất thơm.
Gừng thì phải chọn củ già, cạo vỏ luộc chín rồi cắt thật mỏng thì khi nấu mới dẻo và thơm ngon nếu để gừng sống thì mùi gừng sẽ át mất mùi vị của chè lam. Đây cũng là bí quyết của những gia đình có nghề làm chè lam lâu năm.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, tiếp đến là công đoạn nấu mật chè. Công đoạn này cũng tỉ mỉ và có yêu cầu cao không kém. Để có được nồi mật đủ độ không non mà cũng không già lửa quá thì đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm. Cho mật mía, mạch nha, nước gừng, nước quế vào đun bên bếp lửa vừa và khuấy thật đều tay.
Nếu cho quá ít bột thì bánh sẽ dẻo và dính, cho nhiều bột thì bánh rất nhanh cứng. Do đó, công đoạn quan trọng nhất là cho bột và quấy thật nhanh cho đến khi thấy hỗn hợp có màu vàng óng gần như keo, có mùi thơm tổng hợp của quế, của gừng, của mật thì ngư lại rồi cho bột bỏng và lạc vào. Hỗn hợp này sẽ được đổ lên những chiếc khay đã được trải một lớp bột gạo nếp rang.
Khi chè đã nguội hẳn, dùng dao thật sắc cắt ra thành từng thanh nhỏ rồi xoa vào lớp bột gạo để những miếng bánh không bị dính lại với nhau rồi đóng gói. Bánh chè lam đạt yêu cầu phải thơm mùi mật mía, và nếp cái hoa vàng, nồng ấm vị gừng, vị quế, vừa ngọt thanh vừa thoáng chút cay và bùi bùi của lạc xen lẫn.
Chè lam là món quà quê được người dân làng Thạch sản xuất quanh năm
Chè lam là món quà quê được người dân làng Thạch sản xuất quanh năm, nhưng có lẽ sôi động nhất là vào dịp các tháng trước và sau Tết Nguyên đán – khoảng thời gian phục vụ cho thị trường Tết và lễ hội. Có lẽ vì thế mà năm 2004, làng nghề chè lam Thạch Xá đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
Hiện hội làng nghề chè lam làng Thạch có khoảng 70 hội viên, mỗi năm làng nghề cung cấp cho thị trường khoảng hơn 200 tấn chè lam, đạt doanh thu khoảng hơn 6 tỷ đồng/năm. Chè lam không chỉ được bán ở đất Hà thành mà nó còn được xuất đi khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là một số tỉnh thành có các đền chùa nổi tiếng như: chùa Ba Vàng, Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Tam Chúc (Hà Nam), Đền Hùng (Phú Thọ)…
Về làng làng nghề Thạch Xá vào bất kỳ mùa nào trong năm, ghé thăm những gia đình còn duy trì nghề làm chè lam truyền thống sẽ bắt gặp ngay mùi hương thơm nức của gạo nếp mới, gừng, mạch nha, đậu phộng rang. Bên những bếp lửa đỏ than, những mẻ chè lam thoăn thoắt được ra lò qua đôi bàn tay dẻo dai, khéo léo của các bà, các mẹ, các chị. Từ những những nguyên liệu đơn giản, gắn bó với cuộc sống nông nghiệp thuần túy ấy nhưng khi kết hợp với nhau lại tạo nên một thức quà quê ăn vào sẽ nhớ mãi khi nó chứa đựng biết bao nhiêu tinh túy trong đó.
Bài, ảnh: Huyền Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn
14:40 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch
14:34 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










