Làng nghề Cát Đằng (Nam Định): Thế hệ trẻ khẳng định thương hiệu để vươn xa
Ngày 8/5/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL về việc công bố nghề sơn mài Cát Đằng được công nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Làng nghề sơn mài Cát Đằng được hình thành và phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống của địa phương có từ thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ IX-X).
Sơn mài Cát Đằng rất đa dạng, chủ yếu là đỗ mỹ nghệ tâm linh.
Nơi đây có đền thờ Thánh Tổ nghề sơn là Ngô Đức Dũng và Ngô Ân Ba – người đã có công truyền dạy nghề sơn cho dân làng vào cuối thời Trần (đời vua Trần Thuận Tông) thế kỷ XIV. Điều này đã được ghi chép tỉ mỉ trong cuốn thần tích “Cát Đằng xã liệt vị Thánh Tổ từ sự tích” hiện còn lưu giữ tại đình Cát Đằng.
Là làng nghề có lịch sử trên 600 năm tồn tại và phát triển, đến nay nghề sơn mài Cát Đằng vẫn tiếp tục được các nghệ nhân duy trì; đồng thời cải tiến, sáng tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nghệ nhân Trương Đình Bốn cho biết: Để có một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ sơn mài tâm linh truyền thống, trước hết phải nói đến tầm quan trọng của chất liệu.
Chất liệu chính của sơn mài truyền thống là nhựa cây sơn (sơn ta), ngày nay công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển, cây sơn ta không còn, nhiều làng nghề chuyển sang dùng sơn điều.
Loại nguyên vật liệu thứ hai là vàng quỳ và bạc quỳ. Thứ ba là bột màu, các loại sơn được nhập từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số nguyên liệu khác như đất sét, vải, giấy, các loại dầu như dầu trẩu, nhựa thông…
Ông cũng nhấn mạnh đến việc pha chế sơn có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sản phẩm. Công đoạn này thường được những nghệ nhân có kinh nghiệm làm và mỗi nhà trong làng có một bí quyết pha chế sơn riêng tạo nên sự độc đáo của mỗi gia đình dòng họ. Nói chung, khâu nào cũng đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Thông thường, nếu như làm đồ mộc thì phải đục tra mộng mạng và đóng đinh cho bén chắc. Nhưng người thợ mộc trong làng nghề Cát Đằng lại khác hẳn, tuyệt đối không được đóng đinh mà chỉ gắn đinh tre và cốn (cốn trộn với mùn cưa). Do vậy, yêu cầu kỹ thuật phải chính xác đến từng milimet, cho vừa khớp với các bộ phận khác. Sau đó bào nạo, đánh giấy ráp nhẵn nhụi rồi chuyển sang bộ phận làm vóc. Mỗi công đoạn đòi hỏi nghệ nhân phải có nghệ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Có công đoạn làm đi làm lại tới 8 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót.
Hiện nay, sản phẩm sơn mài Cát Đằng rất đa dạng, chủ yếu là đỗ mỹ nghệ tâm linh, trong các công trình như đình, chùa, miếu mạo hay trong gia đình. Ngoài ra, còn dòng sản phẩm về mây tre đan chủ yếu phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và các nước ASEAN.
Bài và ảnh Thu Hà
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân