Làng nghề bún Kỳ Thủy, một thương hiệu đã được khẳng định
Bún Kỳ Thủy có sợi nhỏ, tròn, trắng sáng (chứ không trắng đục như một số loại bún khác), sợi bún dẻo, mềm thơm ngon, không có mùi chua. Để làm được một mẻ bún ngon, phải trải qua nhiều công đoạn với quy trình khép kín. Theo những người dân làm nghề lâu năm tại Kỳ Thủy, có hai yếu tố quan trọng nhất để có được bún ngon, đó chính là gạo ngon và nước sạch, hai yếu tố này sẽ quyết định đến độ dẻo, ngon và trắng của sợi bún. Gạo được chọn là loại gạo tẻ, mới thu hoạch, hạt trắng, đều, không lẫn tạp chất. Gạo ngâm trong nước sạch (không màu không mùi, không bị nhiễm kim loại nặng, đủ tiêu chuẩn nước dùng ăn uống) từ 4 đến 5 tiếng, sau đó được cho vào máy xay ra thành tinh bột. Sau đó rót ra khăn để lọc rồi ép khô, giã bột. Luộc quả bột rồi nhấc ra đổ vào cối giã, giã đến bao giờ quả bột dẻo, quắn mịn vào nhau thì mới ra bột rồi mới đến các công đoạn khác. Trước đây giã bột bằng tay mất nhiều công sức, tuy nhiên ngày nay hầu hết các công đoạn đã có máy móc hỗ trợ (như máy vo gạo, máy xay bột, máy lọc bột, máy vắt bún, máy luộc bún…) giúp nâng cao năng suất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải qua nhiều công đoạn là vậy, nên để làm được một mẻ bún có chất lượng phải mất 2 ngày làm hàng rồi có khi sáng phải dậy từ 2-3 giờ sáng để kịp cho mẻ bún đầu tiên trong ngày.
Ngày nay, đứng trước thách thức của thị trường về mặt giá cả, cộng thêm các sản phẩm bún công nghiệp đóng gói được phân phối rộng rãi, tuy nhiên những người dân làm nghề tại Kỳ Thủy vẫn giữ trong mình ngọn lửa đam mê. Chị Phạm Thị Phượng, một người dân làm nghề chia sẻ “Nhà tôi làm bún đến nay đã 3 đời, công việc rất vất vả, đòi hỏi người thợ phải luôn chân luôn tay và có một sức khỏe thật tốt, tuy nhiên với tôi, đây không chỉ đơn thuần là một công việc kiếm tiền mà đó còn là truyền thống của gia đình. Từ gánh bún, ông bà cha mẹ đã nuôi dưỡng những người con Kỳ Thủy thành tài và mang danh tiếng quê hương đi xa, vì vậy tôi luôn mong muốn được giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương.”
Ông Nguyễn Văn Đức, chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xã Bích Hòa cho biết: “những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, làng nghề Bún Kỳ Thủy đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân ngày một nâng cao, sản phẩm của làng nghề cũng ngày một vươn xa và được người tiêu dùng ưa chuộng, biết đến. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng và vệ sinh ATTP, công tác xây dựng thương hiệu cho làng nghề cũng đang được quan tâm triển khai, để giúp các sản phẩm bún của Kỳ Thủy có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp duy trì và phát huy nghề truyền thống của địa phương.”
Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà người thợ làm bún sẽ làm ra các loại bún khác nhau. Sản phẩm bún của Kỳ Thủy khá phong phú đa dạng, từ loại bún rối phù hợp cho các món bún nước như bún chả, bún cá, bún ốc nóng đến các loại bún lá, bún nắm và bún xò rất phù hợp cho các món bún chấm như bún đậu, bún ốc nguội… Chính vì vậy giờ đây không chỉ các nhà hàng, phố xá ẩm thực nội thành Hà Nội đến Kỳ Thủy đặt mua bún mà rất nhiều các địa phương lân cận cũng nghe danh mà tìm đến nơi đây. Sự tinh tế trong từng món ăn luôn chinh phục được trái tim của những người yêu ẩm thực. Đó cũng chính là lý do mà trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, bún Kỳ Thủy không chỉ tồn tại mà còn tạo ra được một nét văn hóa riêng khiến nơi đây trở thành một mảnh đất vang danh đầy tự hào.
Bài, ảnh: Thảo Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 Kinh tế
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 Nông thôn mới
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 Tin tức