Làng nghề Bích Chu: Lưu giữ tinh hoa của nghề mộc truyền thống
Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề Bích Chu luôn được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã.
Trải qua nhiều thế hệ, những người theo nghề mộc trong làng ngày càng đông. Hằng năm cứ đến ngày mồng 6, mồng 7 tháng Giêng âm lịch cả làng lại tưng bừng mở hội tại nhà thờ ông tổ mộc, người dân trong làng gọi đó là ông Đỗ Ban. Trong nhà thờ ông tổ mộc còn giữ một chiếc thước mộc từ xa xưa, nó là kỉ vật nhắc nhở con cháu thế hệ sau về truyền thống làng nghề của mình.
Cũng theo lời kể của các nghệ nhân trong làng chia sẻ: Phần lớn, các hộ dân làng Bích Chu đều làm nghề mộc, trung bình mỗi hộ có 7-8 người thợ, nhiều doanh nghiệp mộc tập trung khoảng trên 30 người thợ sản xuất.
Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề Bích Chu luôn được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Hiện nay, sản phẩm của làng có mặt khắp các tỉnh trong nam ngoài bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tuyên Quang, Phú Thọ...
Sản phẩm mộc qua đôi tay khéo léo của người thợ với óc sáng tạo đã trở thành những vật dụng độc đáo, quý giá
Sản phẩm mộc qua đôi tay khéo léo của người thợ với óc sáng tạo đã trở thành những vật dụng độc đáo, quý giá. Nhiều hiện vật còn lưu giữ trong các đình, chùa như cột kèo, kiệu …
Có dịp tới thăm làng mộc Bích Chu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi hình ảnh những ngôi nhà gỗ cổ được xây dựng và đục đẽo một cách tinh tế và tỉ mỉ từ chính những đôi bàn tay của những nghệ nhân chuyên cần và chịu khó. Đặc biệt, vào bất cứ thời điểm nào trong năm khi đặt chân tới làng mộc Bích Chu cũng đều nghe thấy tiếng rền rền máy chạy hòa lẫn tiếng đục đẽo lách cách nghe rất vui tai.
Trong tiếng đục đẽo lách cách nghe rất vui tai ấy, chúng tôi chợt nhớ tới nghệ nhân Phùng Văn Vàng - một trong những nghệ nhân làm mộc của làng Bích Chu được công nhận là nghệ nhân giỏi cấp quốc gia.
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ông là sự mộc mạc, giản dị và đậm chất thôn quê. So với độ tuổi ngoài 70, trông ông có vẻ lam lũ, nước da đen sạm, bàn tay thô ráp. Thoạt nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông quê mùa, chậm chạp nhưng không ngờ qua cử chỉ, ông vẫn giữ cho mình một nét linh hoạt đến lạ thường. Ông được trời phú ban cho đôi bàn tay khéo léo và khối kiến thức tinh tường khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.
Ông từng chia sẻ: Vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm mộc, nên ông đã được làm quen với cái tràng, cái đục, hương thơm nồng của những khúc gỗ trắc, gỗ mun cũng như là hương vị đặc trưng không thể lẫn với nơi nào của quê hương. Cái “máu” thợ mộc đã ngấm vào ông từ lúc nào không hay.
Từ năm 4 tuổi, ông đã làm quen với nghề và theo cha rong ruổi khắp nơi để làm nghề, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các làng nghề mộc trong cả nước. Ngoài 20 tuổi, khi tay nghề cứng cỏi, anh mạnh dạn chuyển sang nhận công trình, dựng nhà cổ, đình chùa, miếu mạo. Và cứ như thế, tay nghề của ông nâng cao từng ngày và trở thành một ông chủ ở tuổi 30.
Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, làng mộc Bích Chu vẫn luôn được người dân coi trọng và giữ gìn. Không chỉ là nghề truyền thống giúp nuôi sống nhiều gia đình trong làng, làng mộc Bích Chu còn là thương hiệu để khi nhắc đến cái tên mộc Bích Chu người ta sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh của các món đồ gỗ được chạm khắc một cách tinh xảo, chuyên nghiệp và đẹp mắt.
Bài, ảnh: Huyền Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề