Làng Hảo còn duy nhất hai anh em giữ nghề truyền thống
Ai giữ nghề?
Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống làm nghề, nhưng lại trưởng thành trong lòng làng nghề truyền thống, hai anh em tha thiết giữ lấy nghiệp cha ông xưa. Hai anh em học nghề từ các thợ giỏi trong làng, rồi lập gia đình và mở xưởng sản xuất riêng. Cô Thoàn không theo nghề may bên nhà chồng mà tự đứng ra kinh doanh riêng. Gần hai chục năm làm nghề, cũng có mối quen nên xưởng sản xuất cô Thoàn, chú Đông vẫn đứng vững tới ngày nay. Nay tuổi đã xế chiều, với cô, chú nỗi lo người kế nghiệp vẫn không nguôi.
Ông Vũ Huy Đông cùng con trai ngồi sơn mặt nạ Chú Tễu.
Cô Thoàn có hai người con nhưng không ai chịu theo nghề, chỉ có anh con rể chịu làm mấy năm nhưng sau đó cũng chán rồi đi làm công ty. Cả nhà giờ chỉ có mình cô lo công việc. Chú Đông gần đây thuyết phục được con trai học nghề. Cứ chiều đến, chú lại cùng con ngồi dưới hiên nhà vẽ mặt nạ, mỗi mặt nạ lại có bí quyết vẽ khác nhau. Tuy vây, anh con trai cũng không mặn mà với nghề. Chú Đông và vợ - cô Hạnh miệt mài làm cả năm cũng chỉ lãi lời chưa tới trăm triệu.
Trong làng, những người biết nghề dần ít đi, thanh niên chủ yếu đi công ty hoặc làm ăn xa, trẻ con cũng không chơi đồ trung thu truyền thống nữa. Nỗi lo tìm người giữ nghiệp gia truyền với cô, chú vẫn không nguôi.
Làm sao để giữ nghề?
Dù theo nghề khó khăn nhưng chú Đông, cô Thoàn luôn tìm cách cải thiện quy trình, mẫu mã; tạo thị trường vững chắc; phổ biến nghề cho con cháu trong làng.
Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các mặt hàng được cải thiện theo hướng đa dạng và bắt mắt hơn. Trong vài năm gần đây, ngoài sản phẩm mặt nạ truyền thống như: Ông Địa, Chú Tễu,... thợ nghề còn sáng tạo thêm các loại mặt nạ hình thỏ, trâu, cáo, lợn, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới,... Mặt nạ Chú Tễu được chú Đông vẽ với nhiều kiểu cảm xúc khác nhau như cười mỉm, cười lớn, hung dữ, tức giận,... khá ngộ nghĩnh.
Quy trình sản xuất trống quân được cải tiến, đặc biệt là khâu căng mặt trống và ghim trống tương đối hiện đại. Các sản phẩm được quét sơn trơn bóng và sặc sỡ hơn hẳn so với dùng phẩm màu như ngày trước. Những nỗ lực chú Đông, cô Thoàn bước đầu có kết quả.
Vài năm trở lại đây, độ hai tháng trước Rằm Trung thu, làng Hảo tấp nập hẳn lên. Chú Đông phấn khởi: “Từ đầu tháng tới giờ chú tiếp gần ba chục đoàn khách tới rồi. Toàn là các cô giáo mầm non dẫn học sinh tận Hà Nội về tham quan, tô vẽ mặt nạ!”. Dân làng Hảo luôn vui vẻ đón khách từ các nơi về tham quan, tạo điều kiện cho các cháu nhỏ biết và yêu thích đồ chơi truyền thống. Chú Đông, cô Thoàn ý thức được trách nhiệm phải phổ biến sản phẩm và niềm tự hào nghề xưa cho du khách cũng như giới báo chí. Các sản phẩm trung thu làng Hảo vẫn có chỗ đứng tại các chợ truyền thống. Sản phẩm sản xuất quanh năm, số lượng tùy theo đơn đặt hàng. Tại phố Hàng Mã (Hà Nội), thậm chí là trong Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh vẫn bày bán đồ chơi trung thu làng Hảo.
Để làng nghề phát triển quan trọng nhất là khâu truyền nghề. Ngoài hướng dạy con cháu trong nhà, hai cô chú còn thuê chính dân làng mình tham gia sản xuất. Người dân vừa có thu nhập vừa nhớ được nghề. Vì thế những ngày cận Rằm, cả làng Hảo như cùng bước vào làm nghề. Người trung tuổi nhận hàng về bồi giấy, quét tang trống. Thanh niên khỏe mạnh làm đóng xẻ gỗ, ghim trống, cả làng nhộn nhịp hối hả suốt ngày đêm.
Bài và ảnh: Hoài Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân