Làng gốm Cổ Chiên: Phát triển theo hướng bền vững
Cách đây hơn một thế kỉ, nhờ vào nguồn tài nguyên sẵn có, người dân Vĩnh Long đã biết khai thác mỏ đất sét bên bờ sông Cổ Chiên, xây dựng nên làng nghề làm gạch ngói nức tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi thị trường gạch ngói Vĩnh Long bị mai một, vào khoảng những năm 80, người dân nơi đây bắt đầu chuyển sang làm gốm dân dụng và gốm mĩ thuật.
Được biết, làng gốm có hơn 1.000 lò gốm, thu hút hàng chục ngàn lao động. Đặc biệt, gốm Cổ Chiên vô cùng nổi tiếng bởi sản phẩm gốm thô không men màu nhưng vẫn ánh lên sắc đỏ pha mốc trắng rất đặc trưng. Chính điều này đã tạo cho gốm Cổ Chiên một vẻ đẹp riêng rất ấn tượng khác hẳn với sản phẩm gốm khác.
Để có được những sản phẩm đặc sắc như trên buộc phải có một kĩ thuật làm gốm đặc trưng và không kém phần công phu, kỹ lưỡng. Tùy theo từng mặt hàng khác nhau mà có một cách pha đất riêng. Công đoạn pha đất là quan trọng nhất bởi nó quyết định đến sự thành công của mẻ gốm. Đất pha xong phải nhào nặn nhiều lần cho thật mịn tới mức chạm tay vào không dính thì mới đạt. Gốm Cổ Chiên không làm theo phương pháp nặn như cách làm gốm thông thường mà đúc theo khuôn làm sẵn. Để đúc được một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ gốm phải trải qua mấy công đoạn cơ bản như sau. Đầu tiên là tạo khuôn bằng thạch cao, sau đó đến công đoạn “in”, tức cắt từng tảng đất sét có độ dày nhất định rồi đem ép vào khuôn. Mỗi phần của sản phẩm được “in” bằng những khuôn riêng, sau đó mới ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tiếp đến là công đoạn “xu”, tức chỉnh sửa và làm bóng sản phẩm bằng cách dùng một miếng bọt biển nhúng nước rồi vuốt nhẹ. Sản phẩm sau khi được chỉnh sửa xong sẽ đem nung 7 ngày 7 đêm. Bốn ngày đầu nung với nhiệt độ từ 100 – 2000C. Đến ngày thứ năm tăng lửa, ngày thứ sáu “siết lửa” để đến ngày cuối cùng đạt được nhiệt độ 9000C. Sau đó, thợ lò sẽ ngưng đốt, trám kín lò bằng đất sét và để cho lò nguội dần cho đến lúc mở lò.
Ngoài những sản phẩm dân dụng như chum, vại, nồi, niêu… ngày nay các doanh nghiệp gốm ở Cổ Chiên còn sản xuất nhiều dòng gốm nghệ thuật như tranh, tượng, phù điêu, chậu hoa, đôn, lọ cắm hoa… Sản phẩm gốm nghệ thuật của Cổ Chiên có giá thành khá cao, từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng. Tuy giá thành cao nhưng gốm Cổ Chiên vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi vẻ đẹp tinh tế và sắc đỏ độc đáo riêng có của mình. Không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước, gốm Cổ Chiên còn xuất khẩu ra nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản…
Bên cạnh đó, làng gốm Cổ Chiên còn có một công trình kiến trúc đặc sắc được đánh giá có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm. Toàn bộ ngôi nhà như mái, hàng rào, những bức phù điêu, tường, cho đến cả những vật dụng trong nhà như bàn ghế, đi-văng… đều làm hoàn toàn bằng gốm đỏ.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp gốm ở Cổ Chiên đã bắt đầu tiến hành đầu tư cải tiến kĩ thuật, đổi mới kiểu dáng, mở rộng cơ sở sản xuất theo hướng công nghiệp, tìm kiếm mở rộng thị trường… Có thể nói, gốm Cổ Chiên vừa tạo được nguồn thu cho doanh nghiệp vừa tạo điều kiện công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong vùng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương dựa theo định hướng bền vững và lâu dài.
Bài, ảnh: An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
16:19 Tin tức
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 Nghiên cứu trao đổi
Ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống
13:41 Tin tức
Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền năm 2024
13:40 Tin tức
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 Tin tức