Làng gốm Bát Tràng vào vụ Tết
Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng
Nở rộ sản phẩm mới, độc đáo
Những ngày cận Tết, cơ sở gốm sứ Khánh Vân ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng chuyên sản xuất đồ thờ, đồ phong thủy, bình hút lộc trở nên rộn ràng hơn. Những nhóm thợ tập trung, chăm chú vào việc đắp, tô sản phẩm; thợ nhào trộn nguyên liệu làm việc không ngơi tay. Ở gian nhà ngoài, nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm, khách đến xem mẫu mã và đặt mua sản phẩm khá nhiều.
Anh Đặng Hải Khánh, chủ cơ sở sản xuất Khánh Vân (bìa phải) đang giới thiệu những sản phẩm mới
Anh Đặng Hải Khánh, chủ cơ sở sản xuất Khánh Vân cho biết, năm 2022, sau khi dịch Covid-19 được khống chế, xưởng sản xuất của gia đình anh đã hồi phục trở lại. Tuy công suất chưa bằng so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra nhưng hiện tại đã đạt 70 – 80%. Sản phẩm của cơ sở Khánh Vân rất đa dạng, từ những món đồ trị giá vài trăm nghìn đồng đến những sản phẩm cỡ lớn có giá vài trăm triệu đồng, được trang trí đắp nổi. Khách hành chủ yếu là những đại lý ở các tỉnh, thành phố trên cả nước và một lượng lớn dân buôn lấy hàng online. Trong năm qua, doanh thu của cơ sở sản xuất Khánh Vân đạt trên 10 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động với thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, cơ sở Khánh Vân có cặp Bảo bình Bách Phúc (100 chữ Phúc) có giá bán 200 triệu đồng.
Anh Đặng Hải Khánh bên cặp Bảo bình Bách Phúc có giá 200 triệu đồng
Tương tự, tại cơ sở sản xuất Cường Anh, thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, chuyên sản xuất bình lọ, đồ décor (trang trí), những ngày giáp Tết cũng tấp nập khách đến mua hàng. Chủ cơ sở sản xuất – anh Nguyễn Chí Cường cho biết, sản phẩm của cơ sở Cường Anh chủ yếu là các loại lọ lộc bình, bảo bình cỡ 60 – 70cm được trang trí vẽ tay, phù hợp với không gian hiện đại. Năm 2022, doanh thu của cơ sơ đạt khoảng 4 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động với mức lương từ 9 – 30 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm được bán ra thị trường qua các kênh phân phối, đa phần đặt hàng trước. Đặc biệt, xưởng sản xuất của anh liên tục có các mẫu mới, trung bình mỗi mẻ hàng ra lò có khoảng 5 – 7 mẫu mới.
Anh Nguyễn Chí Cường, chủ cơ sở sản xuất Cường Anh kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào lò nung
Theo ông Nguyễn Mạnh Hòa, Phó Chủ nhiệm CLB làng nghề Gốm sứ Giang Cao – Bát Tràng, với mục đích tập hợp tiếng nói chung của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm khai thác có định hướng về tiềm năng thế mạnh của làng nghề, năm 2018, CLB làng nghề Gốm sứ Giang Cao – Bát Tràng được thành lập. Đến nay, CLB đã thu hút trên 60 chủ cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn tham gia, trong đó cơ sở nhỏ nhất có 2 – 3 lao động, lớn nhất có 60 – 70 lao động. Các cơ sở sản xuất từ những mặt hàng gốm sứ gia dụng đến các sản phẩm trưng bày, phong thủy, tranh cổ động lên tới hàng trăm m2.
Đặc biệt, sau khi dịch Covid được khống chế, các cơ sở hoạt động mạnh trở lại. “Trong khó khăn, các cơ sở đã tập hợp lại để tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ lẫn nhau, mục đích để phát triển nghề gốm truyền thống, nâng cao kỹ năng nghề và phát triển kinh tế” – ông Nguyễn Mạnh Hòa cho biết. Để hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, CLB đã chia thành các nhóm cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm giống nhau để phân chia thị trường, cùng khai thác phát triển.
Những người thợ đang miệt mài tô, vẽ trên sản phẩm
Ngọn lửa làng nghề cháy mãi
Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, toàn xã Bát Tràng hiện có khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ, chiếm khoảng 80% số hộ dân tại Bát Tràng. Năm 2022, khi dịch Covid-19 được khống chế, sản xuất của làng nghề được hồi phục, số lượng sản phẩm tăng mạnh, mẫu mã đa dạng hơn, hàng hóa được các đại lý ở các tỉnh về lấy rất nhiều. Ước tính tổng giá trị sản phẩm trong năm 2022 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng 70% so với thời điểm dịch Covid-19, tương đương với thời điểm trước Covid-19.
Du khách đến thăm quan làng cổ Bát Tràng
Đặc biệt từ năm 2019, Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô, UBND xã đã xây dựng các kế hoạch, giải pháp nhằm phát triển du lịch tại làng nghề. Từ tháng 4/2022, sau khi dịch Covid được khống chế, UBND xã đã tổ chức các hoạt động du lịch như: Tuần lễ du lịch Bát Tràng; Lễ đón nhận Quyết định công nhận Di sản phi vật thể. Các doanh nghiệp cũng đã quay lại khai thác thị trường sau dịch. Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt tổ chức hoạt động khai trương và quảng bá du lịch làng nghề Bát Tràng như: Trình diễn thời trang; tổ chức cho đoàn thí sinh cuộc thi Hoa hậu du lịch Thế giới 2022 có 1 ngày trải nghiệm ở Bát Tràng…
Du khách đến thăm quan và trải nghiệm tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt
Qua đó, lượng khách đến thăm quan, du lịch trên địa bàn tăng cao, có thời điểm có ngày đạt từ 5.000 – 7.000 khách đến thăm quan du lịch Bát Tràng. Đặc biệt, đã có những đoàn khách nước ngoài đến Bát Tràng, điều mà trong thời điểm dịch Covid-19 không có… Hiện tại, UBND xã Bát Tràng đã phối hợp với một số công ty lữ hành khảo sát và đưa ra các sản phẩm du lịch như: Dấu chân làng cổ; du lịch Sông Hồng. Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt có dịch vụ lưu trú, trải nghiệm cùng nghệ nhân, du lịch đêm…
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, năm 2023, địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tham gia quảng bá các hoạt động du lịch như: Thăm quan làng cổ, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Bát Tràng. Tổ chức một số hoạt động văn hóa du lịch như: Lễ hội truyền thống 2 làng nghề Bát Tràng – Giang Cao dịp đầu Xuân Quý Mão (2023)…
Du khách đến thăm quan và tìm mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Để làng nghề Bát Tràng có nhiều cơ hội phát triển, sớm khai thác được các tiềm năng, thế mạnh, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội sớm quan tâm phê duyệt quy hoạch chi tiết Đề án bảo tồn làng nghề Bát Tràng, đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt năm 2023, Bát Tràng đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu và hoàn thành các tiêu chí trở thành phường khi Gia Lâm trở thành quận. Đây chính là tiền đề để xây dựng Bát Tràng trở thành điểm du lịch tiêu biểu của cả nước.
Hoàng Quyết/KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP