Làng đan xơ dừa Tam Hải có nguy cơ thất truyền
Cập bến phà Tam Hải, chúng tôi theo chân anh Nguyễn Thanh Dương, Cán bộ Văn hoá xã Tam Hải tìm về thôn Bình Trung, cái nôi của làng nghề đan xơ dừa. Trên đường đi, chúng tôi nhận thấy rằng dường như cả xã Tam Hải được phủ kín dưới tán rừng dừa xanh ngắt. Đi đến bất kỳ nơi nào ở xã đảo này, bạn đều thấy dừa hiện diện ở khắp mọi nơi. Chính nhờ loại cây trồng chắn gió, chắn sóng này mà ở từ lâu ở nơi đây đã hình thành nên làng nghề đan xơ dừa nổi tiếng.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ lồng lộng gió biển dưới những tán dừa rượi mát, cụ bà Huỳnh Thị Thây (sinh năm 1940) chậm rãi kể về những hưng thịnh của làng nghề. Theo cụ Thây, làng nghề xơ dừa Tam Hải thành xuất phát từ nhu cầu ban đầu của người dân lao động ngư nghiệp phục vụ cho đánh bắt hải sản, cách đây hơn 50 năm. Thời đó, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn trên đảo, tranh thủ những lúc biển động không ra khơi đánh bắt, người dân thôn Bình Trung nhà nhà, người người tham gia đan xơ dừa. Sản phẩm của làng nghề ban đầu đơn thuần là dây dừa, sau đó phát triển thêm nhiều loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu như thảm, nệm...
Giai đoạn từ 1975 đến năm 1986, làng nghề phát triển mạnh nhất, cả xã có số hộ tham gian lên đến 500 hộ, sản lượng bình quân đạt 500 tấn, với nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó sản phẩm thảm xơ dừa đã xuất khẩu sang các nước XHCN và Đông Âu. Giai đoạn này, làng nghề tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư trong thôn, nhất là những lao động nữ, lao động trẻ em; Góp phần vào việc đa dạng ngành nghề và phát triển kinh tế ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân trong thôn... Tuy nhiên, từ khi Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, sản xuất của làng nghề có xu hướng trì trệ dần do mất thị trường khối Đông Âu.
Thực trạng làng nghề hiện nay
Theo anh Nguyễn Thanh Dương thì hiện nay, do khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, thêm vào đó giá thành sản phẩm làm từ xơ dừa thấp nên số nghệ nhân của làng đan xơ dừa cũng lần lượt bỏ nghề để tìm nghề khác có thu nhập ổn định hơn. Theo khảo sát thực tế thì hiện nay chỉ còn khoảng trên dưới 15 hộ, với khoảng 30 lao động đa số là những phụ nữ lớn tuổi tham gia sản xuất cầm chừng trong những lúc rãnh rỗi. Việc sản xuất chỉ để giữ lấy nghề và giải quyết thời gian nhàn rỗi vì sản phẩm không có đầu ra, giá thành lại thấp...
Dạo một vòng quanh thôn Bình Trung, chúng tôi nhận thấy vẫn còn đâu đó dấu ấn của làng nghề như thời hưng thịnh năm nào. Vỏ trái dừa – nguyên liệu của nghề đan xơ dừa hiện diện ở khắp nơi, thỉnh thoảng cũng bắt gặp hình ảnh các mẹ, các chị ngồi tỉ mỉ xe xơ dừa thành sợi hay những cuộn dây dừa thành phẩm nằm ở góc nhà. Khi tìm hiểu về nghề đan xơ dừa, cụ Huỳnh Thị Thây cho biết nghề này không khó, không “kén” thợ nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia sản xuất được. Để tạo ra sản phẩm người ta dùng phần xơ của vỏ trái dừa tươi đem ngâm nước trong khoảng thời gian 6 tháng. Sau đó, đập nát để lấy bả và đem phơi cho thật khô rồi dùng tay kẹp từng nhúm bả xe lại với nhau thành những sợi nhỏ, tiếp tục xoắn những sợi nhỏ thành sợi to. Tuỳ từng sản phẩm, người ta dùng những sợi dây dừa để bện thành những sợi dây thừng, để đan nệm, đan thảm... Như để chúng tôi hiểu rõ hơn, cụ Thây lọ mọ xuống nhà bếp lấy ra một mớ xơ dừa và một cuộn dây dừa rồi cặm cụi ngồi xe. Với một ngày công lao động, những người già như cụ Thây xe được từ 1,5 đến 2kg dây dừa với giá thành hiện nay khoảng 20.000đ/kg thì khó có thể đảm bảo cho cuộc sống. Nhưng cũng hiếm khi có người mua vì ngày nay người ta ưu chuộng những loại dây thừng được làm từ sợi ni-lông, sợi nhựa mẫu mã, màu sắc bắt mắt lại bền. Thi thoảng, cụ Thây cũng bán được vài ba kg sợi dây dừa nhưng chủ yếu là những em học sinh mua để cột cổng trại... Vì đã lỡ trót gắn bó với nghề, không muốn nghề đan xơ dừa một thời là niềm tự hào của cả vùng bị thất truyền, mấy năm nay những người già trong làng như cụ Thây vẫn cặm cụi ngồi xe xơ dừa, như cố lưu lại một thời hưng thịnh của làng nghề.
Chia tay làng đan xơ dừa Bình Trung, chia tay xã đảo Tam Hải trong ánh hoàng hôn loang loáng trên mặt sông Trường Giang, chúng tôi mang theo bao điều trăn trở về một làng nghề đã một thời hưng thịnh ăn nên làm ra, một thời có những sản phẩm dân dã làm ra từ dừa có mặt tận trời Âu... Không biết bao giờ làng nghề mới được phục hồi hay là tàn lụi theo quy luật cung cầu của thị trường. Thiết nghĩ, chính quyền xã Tam Hải và ngành công thương thương huyện Núi Thành cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ, đầu tư kinh phí để liên kết các hộ trước đây lại để thành lập Hợp tác xã sản xuất bài bản, hướng đến thị trường hàng hóa. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho nhân dân trong thôn đi tham quan học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ dừa ở các địa phương khác để đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như thế, may ra làng nghề đan xơ dừa Tam Hải mới có khả năng phục hồi...
Bài, ảnh: Lâm Đăng Khoa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội