Lâm Đồng: Nghề thủ công truyền thống của người Mạ ở Cát Tiên: Thách thức và cơ hội
Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người Mạ ở Cát Tiên
Cùng với nghề rèn, người Mạ có nghề dệt thổ cẩm cũng rất phổ biến, lưu truyền cho đến ngày nay. Với đôi tay khéo léo, óc thẩm mỹ phong phú, những phụ nữ Mạ dệt nên những tấm thổ cẩm đa dạng về mẫu mã và màu sắc, những họa tiết hoa văn rất sinh động. Từ những tấm thổ cẩm này, người Mạ có thể làm ra những chiếc váy, áo, khố, khăn, chăn... mang đậm dấu ấn tộc người.
Nhận thức rõ về điều đó, Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm Đồng Nai Thượng ra đời, với trên 20 tổ viên, nhằm làm sống lại vị thế trước đây của nghề dệt, giúp nghệ nhân có thể làm giàu từ dệt thổ cẩm; đồng thời, tạo điều kiện cho nghệ nhân già lấy lại lửa nghề, thôi thúc họ truyền dạy kỹ thuật dệt cho những người trẻ, những người nếu được chỉ dạy cặn kẽ thì rất dễ trở thành nhân tố mới trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống nghề dệt, nhân lên tình yêu sẵn có trong những người trẻ để họ có thể khởi nghiệp bằng vốn văn hóa của dân tộc mình, vừa tạo ra sản phẩm tại địa phương, vừa trở thành sứ giả của văn hóa thổ cẩm.
Cũng như nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm, người Mạ vẫn duy trì hoạt động đan lát, để một mặt phục vụ những nhu cầu cuộc sống hàng ngày, mặt khác để thu hút khách du lịch đến địa phương tham quan, trải nghiệm, khám phá. Các sản phẩm đan lát của người Mạ rất đẹp, cực kỳ tinh xảo, sắc nét. Ngắm nhìn các sản phẩm đan lát của người Mạ, chị Lê Thị Khánh Liên, một khách du lịch đến từ TP Hồ Chí Minh, phải thốt lên rằng, “người Mạ có kỹ nghệ đan đạt đến mức nghệ thuật. Kỹ nghệ này thể hiện ở hình dáng các sản phẩm đa dạng, hoa văn đan cài tinh tế và kỹ thuật đan cực khó”.
Tuy vậy, tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm thủ công, tạo cơ hội để các sản phẩm thủ công trở thành sản phẩm du lịch văn hóa, tăng thu nhập cho nghệ nhân vẫn là một thách thức lớn, vượt tầm địa phương. Ở góc độ kinh doanh, chị Vũ Thị Nguyệt Ánh, chủ một cửa hàng thủ công mỹ nghệ tại Bảo Lộc, nhìn nhận: “Sở dĩ các sản phẩm thủ công truyền thống gặp khó trong việc tìm đầu ra là vì thiếu sự gắn kết với các điểm du lịch và du khách, chưa có kế hoạch tạo dựng một kênh phân phối mang tính tập trung và lâu dài. Nghệ nhân làm ra sản phẩm nhưng chưa quan tâm nhiều đến tiếp thị, cách tiếp cận khách hàng. Một hạn chế nữa, các sản phẩm bày bán tại các điểm du lịch còn đơn điệu, chưa mang tính chất cạnh tranh, chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm mang nét đặc trưng văn hóa địa phương”. Từ những nhận định trên, chị Ánh cho rằng, nghệ nhân cần phải tự đổi mới tư duy, làm ra những thứ du khách cần, thay vì chỉ chăm chăm vào những thứ mình có sẵn như trước đây; đồng thời, phát triển thêm các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu du lịch hiện đại. Bên cạnh đó, nghệ nhân cần phối hợp với địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho sản phẩm. “Trước mắt, nghệ nhân nên tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Du lịch rừng Madagui, Khu Du lịch thác Đam B’ri và một số nơi ở Đà Lạt. Sau nữa, nghệ nhân nên kết hợp với các nhà thiết kế thời trang để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống đương đại. Như vậy, các sản phẩm thủ công, nhất là thổ cẩm, sẽ ngày càng có sức hút và dấu ấn trong đời sống”, chị Ánh nói.
Bài, ảnh: Trịnh Chu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân