Kon Tum chú trọng phát triển dược liệu
Theo kết quả điều tra sơ bộ và công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis); Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus); Hồng Đẳng Sâm...
Dược liệu được bày bán tại Chợ phiên dược liệu - gia súc biên giới huyện Đăk Glei năm 2022
Trong khi đó, những năm gần đây, việc khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt được kết quả trong điều trị người bệnh, góp phần vào việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật làm thuốc ngày càng nhiều.
Trong bối cảnh đó, tháng 10/2022, tỉnh Kon Tum đưa ra Đề án đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án là quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trồng và tự nhiên; chú trọng bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm, phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở vùng có điều kiện phát triển dược liệu và tăng dần tỷ trọng đóng góp của ngành dược liệu trong tổng sản phẩm của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia.
Để thực hiện đề án, tỉnh Kon Tum đưa ra 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2018 – 2020 đã thực hiện hoàn tất. Giai đoạn 2021 – 2030 đang được thực hiện, mới mục tiêu sẽ phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia với diện tích tổng số 25.000 ha các loài dược liệu.
Trong đó, 10.000 ha Sâm Ngọc Linh tại Tu Mơ Rông và Đăk Glei; 4.900 ha Đẳng sâm, 500 ha Ngũ vị tử, 1.000 ha Đương quy tại Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei và Đăk Tô; 500 ha Lan kim tuyến tại Tu Mơ Rông, Kon PLông và Đăk Glei; 1.700 ha Sa nhân tím tại Tu Mơ Rông, Ia Hdrai, Sa Thầy, Kon Plông, Đăk Tô, Đăk Glei; 500 ha Ý dĩ tại Tu Mơ Rông và Đăk Glei; 3.000 ha Nghệ vàng tại thành phố Kon Tum, Sa Thầy, Ia Hdrai và Kon Rẫy; 1.400 ha Đinh lăng tại thành phố Kon Tum, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy; 120 ha nấm dược liệu tại thành phố Kon Tum, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Đăk Hà và Kon Plông; 1.380 ha các loài dược liệu khác tại các huyện, thành phố. Sản lượng các loại dược liệu đạt trên 131.750 tấn.
Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Kon Tum đã có khoảng 1.749 ha Sâm Ngọc Linh (trong đó, trồng mới 508 ha), chủ yếu của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô; diện tích dược liệu khác xấp xỉ 5.120 ha, đạt 109,8% kế hoạch (trong đó trồng mới gần 2.500 ha, đạt 122,8% kế hoạch).
Trong quá trình phát triển dược liệu, tỉnh Kon Tum có lợi thế lớn khi nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tiên phong trong việc phát triển các diện tích dược liệu, cũng như tạo ra các sản phẩm từ dược liệu. Chính các doanh nghiệp, hợp tác xã đã góp phần lớn trong việc đưa các sản phẩm dược liệu của Kon Tum đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ dược liệu tại Kon Tum. Bắt đầu triển khai trồng dược liệu từ năm 2020, đến nay, Công ty đã phát triển được diện tích 15ha gồm gừng, khổ qua rừng, Hồng Đẳng sâm, lạc tiên. Bên cạnh đó, công ty cũng sản xuất, chế biến và đưa ra thị trường các sản phẩm từ dược liệu như mứt, trà, rượu, bánh làm từ khổ qua rừng, lạc tiên, Hồng Đẳng sâm, góp phần mang về doanh thu 5 tỷ/năm cho doanh nghiệp.
“Hiện nay, các sản phẩm đã qua chế biến của Công ty đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Sendo,.. được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Chúng tôi cũng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản và dược liệu với diện tích 5.000 m2 tại Cụm công nghiệp 24/4, dự kiến vào hoạt động vào cuối 2023, đầu 2024, phục vụ sản xuất chế biến sâu và nông sản khô”, bà Lương Thị Mỹ Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên chia sẻ.
Các sản phẩm từ dược liệu của Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên
Bên cạnh sự tiên phong của các doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh Kon Tum cũng dần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại với các sản phẩm dược liệu. Đầu tháng 12/2022, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức Chợ phiên dược liệu – gia súc biên giới, với hơn 40 gian hàng đến từ 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,… trên địa bàn tỉnh Kon Tum với trên 140 sản phẩm, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, dược liệu, dệt thổ cẩm. Đây là bước tiến lớn của huyện Đăk Glei trong việc đưa các sản phẩm từ dược liệu đến với du khách, bạn bè trong và ngoài tỉnh.
“Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” cũng đưa ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng vùng trồng và hình thành các cụm công nghiệp chế biến dược liệucông nghệ cao trên địa bàn các huyện, thành phố theo qui hoạch phục vụ sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; hình thành mới 05 cơ sở sản xuất giống gốc, giống thương phẩm đối với các loài dược liệu tập trung, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu để đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích dược liệu; phấn đấu mỗi năm ngành dược liệu đóng góp khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh.
Đây chính là chìa khóa mở ra tương lai cho ngành nông nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tại Kon Tum, tạo tiền đề để kinh tế Kon Tum có thể “cất cánh” dựa vào chính tiềm năng, thế mạnh của mình.
Dư Toán/TTXVN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa
11:07 | 08/05/2025 Khuyến nông

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững
10:46 | 08/05/2025 Khuyến nông

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 | 05/05/2025 Khuyến nông

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 | 10/04/2025 Khuyến nông

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên
10:03 | 06/03/2025 Khuyến nông

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu
09:48 | 06/03/2025 Khuyến nông
Tin khác

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi
10:17 | 27/02/2025 Khuyến nông

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp
10:46 | 24/02/2025 Khuyến nông

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao
14:57 | 20/02/2025 Khuyến nông

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân
10:22 | 18/02/2025 Khuyến nông

Ở vùng rau VietGAP Phú Long
10:29 | 17/02/2025 Khuyến nông

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
10:18 | 17/02/2025 Khuyến nông

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025
15:38 | 04/02/2025 Khuyến nông

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ
11:13 | 31/01/2025 Khuyến nông

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp
10:33 | 08/01/2025 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân