Kim Sơn - Ninh Bình: Gần hai trăm năm sắt son với nghề dệt cói
Kể từ đó đến nay, người Kim Sơn cùng với nhiều thế hệ kế tiếp nhau, bảy lần mở đất, lấn biển và đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói. Đặc biệt, ở vùng đất Kim Sơn sóng gió, bão biển, nước mặn, chỉ cây cói là luôn trụ vững trước những thách thức của tự nhiên.
Cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la và còn là biểu tượng của những người dân lấn biển.
Tại vùng đất Kim Sơn sóng gió, bão biển, nước mặn, chỉ cây cói là luôn trụ vững trước những thách thức của tự nhiên.
Hỏi thăm các nghệ nhân trong huyện Kim Sơn, chúng tôi được biết: Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ cói của vùng đất này phải kể đến chiếu cói. Dệt chiếu cói là cả một quá trình lao động sáng tạo, cẩn thận từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi, bền mầu, và khâu dệt cải hoa của chiếu.
Người dệt cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Ngoài chiếu cói, những người dân địa phương Kim Sơn còn sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như: thảm, làn, khay, hộp, mũ, túi xách…
Sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm.
Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cây cói giờ đây không chỉ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện được đời sống, mà còn là niềm vinh dự tự hào khẳng định vị thế của mình.
Cùng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói, người dân Kim Sơn còn sáng tạo các đồ mỹ nghệ bằng thân cây bèo bồng, thân cây lúa thơm để xuất khẩu.
Mặc dù có những khó khăn về phát triển diện tích trồng cói cũng như nghề chế biến cói vẫn được chính quyền địa phương đang cố gắng, nỗ lực và duy trì khi nghề truyền thống này ít nhiều bị mai một. Tuy nhiên, những người thợ lành nghề nơi đây vẫn ngày đêm son sắt một niềm tin với nghề truyền thống ngày một phát triển lớn mạnh. Đặc biệt, cói Kim Sơn đã và đang góp phần gìn giữ và đưa những giá trị truyền thống của quê hương đất nước Việt Nam ra thị trường thế giới.
Theo Huyền Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề