Kiên Giang: Nghề nắn nồi đất sống mãi với thời gian
Nồi đất vẫn được ưa chuộng dù trên thị trường xuất hiện nhiều dụng cụ ăn uống bằng kim loại
Trước những năm 20 của thế kỷ XX, khi con người vẫn đang loay hoay tìm cách làm ra các dụng cụ nấu nướng trong suốt thời gian dài, một người Khmer ở Kiên Giang đã sáng tạo nghề nắn nồi bằng đất sét nhờ đó mới đáp ứng được nhu cầu thiết yếu này, về sau dân chúng trong vùng theo học và phát triển thành làng nghề như hiện tại. Từ lâu nghề làm nồi đất đã gắn bó với cuộc sống của biết bao người dân ấp Đầu Doi, huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh nắn nồi đất, làng nghề này còn làm ra nhiều dụng cụ nhà bếp khác như cà ràng (bếp lò ba chân), niêu, xoong, chảo,...phục vụ cho công việc bếp núc.
Kỹ thuật vỗ bằng thanh tre là một trong những công đoạn quan trọng để nắn nồi đất
Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ thủ công phải tiến hành khá nhiều công đoạn từ khâu chọn đất, nhào nặn, vỗ, tạo hình, tiếp đó là khâu đánh bóng và tạo hoa văn. Nguyên liệu chính để nắn nồi là đất sét nhưng phải đảm bảo hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như dẻo mịn, dễ đánh bóng, chịu nhiệt cao và có tính kết dính tốt. Sau khi hoàn thành các sản phẩm thô, người thợ phơi chúng ngoài sân nắng cho khô kịp nước. Đợi khoảng từ 7 – 10 ngày, các nghệ nhân bắt đầu cho đất sét vào lò nung, tùy theo độ dày mỏng của các sản phẩm khác nhau, họ sẽ xếp chúng theo trật tự dày trong mỏng ngoài. Khi đốt, người thợ cần hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài, có như vậy những vật dụng làm ra mới đạt được độ bền cả về màu sắc lẫn chất lượng. Để tạo ra những dụng cụ nhà bếp đẹp mắt, có công dụng tốt đòi hỏi người thợ thủ công phải thật khéo léo, tỉ mỉ và dày dạn kinh nghiệm. Các sản phẩm của làng nghề được đưa đi tiêu thụ trên khắp các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Làng nghề nắn nồi đất ở Kiên Giang ra đời từ nhu cầu nấu nướng của con người
Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng với các chất liệu khác nhau, nhưng sản phẩm nồi đất Kiên Giang vẫn luôn giữ được vị thế trong lòng người tiêu dùng bởi lẽ đất nung gần gũi, thân thiện với môi trường cũng như giá cả hợp lý. Những sản phẩm bằng đất nung lại phù hợp với việc chế biến một số món ăn nhất định. Nhiều người nội trợ nhận định, nồi đất giữ nhiệt tốt, giúp hương vị và chất dinh dưỡng có trong thức ăn lưu lại lâu hơn so với nồi kim loại thông thường. Bên cạnh đó, nó làm cho người dùng gợi nhớ đến những sản phẩm có từ thời ông bà tổ tiên, được tạo ra bằng chính tình cảm của những người thợ với đôi tay khéo léo, tỉ mỉ và thuần thục.
Trải qua hàng trăm năm, làng nghề nắn nồi đất ở Kiên Giang vẫn luôn giữ trong mình vẻ đẹp độc đáo, nét văn hóa đặc trưng qua thời gian. Đó là nhờ vào sự nỗ lực, tận tụy của các nghệ nhân ngày đêm phát triển và lưu truyền nghề truyền thống này. Cũng vì vậy, mỗi khi nhắc đến nồi đất, lò đất người dùng lại nhớ ngay đến làng nghề nắn nồi ở Hòn đất (Kiên Giang) với những người thợ lành nghề, âm thầm biến những hòn đất vô tri vô giác thành các vật dụng ăn sâu vào tâm hồn và cuộc sống của người dân.
Bài, ảnh: Kim Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân