Kiên Giang: Làng nghề làm bánh phồng xã Vĩnh Phước B
Bánh phồng nơi đây được đánh giá là thơm ngon tự nhiên và an toàn cho sức khỏe người sử dụng chính nhờ nguyên liệu chính để làm bánh phồng là gạo và bột mì ngang, giống được trồng tại địa phương. Thông thường, nghề làm bánh phồng tại xã Vĩnh Phước B sản xuất quanh năm nhưng nhộn nhịp, vui tươi nhất là vào dịp Tết Âm lịch. Ngày trước, cả làng đều bắt tay vào làm bánh, có nhà làm từ tháng 11, tháng 12 âm lịch năm trước kéo dài đến tháng 3, tháng 4 năm sau, nhưng cũng có nhà làm bánh suốt năm kiếm tiền sinh sống. Bánh làm xong được bán ở các chợ Vĩnh Tuy, Ba Đình, Vĩnh Thuận, Xáng Cụt, Thới Bình, Huyện Sử…và lan rộng khắp tỉnh miền Tây.
Nghề làm bánh phồng xã Vĩnh Phước B rất cần sự quan tâm đầu tư, giữ gìn, duy trì và phát triển của các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang.
Để cho ra đời những chiếc bánh phồng thơm ngon, người thợ phải trải qua các công đoạn khá công phu, vất vả. Hằng ngày, khoảng 3 giờ sáng, người thợ đã trở dậy nấu nếp, hấp khoai mì (sắn) và chuẩn bị sẵn chày để quết bánh. Cụ thể, bánh phồng nếp thì gạo nếp ngâm với men cơm rượu, sau đó sôi chín đưa vào cối quết nhừ nhuyễn, vô đường, nước cốt dừa khô, mè và cán thành bánh đem phơi. Bánh phồng mì, nguyên liệu làm từ khoai mì và các công đoạn cũng đều như vậy. Quết bột bánh thường phải có hai người làm, một người dùng chày giã bột, một người “vùa đảo bột” (ngôn ngữ địa phương) – nghĩa là lấy nước cốt dừa pha đường thêm vào trong phần bột sao cho thật đều và quyện vào nhau. Sau đó tiếp đến công đoạn cán bánh và dán bánh vào chiếu lác rồi phơi bánh đến 10 - 11 giờ trưa là hoàn tất công việc làm bánh phồng.
Trung bình một gia đình từ 2 - 3 người có thể làm ra hơn 1000 bánh/ngày, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trên 500.000 đồng, dịp Tết lượng bánh làm tăng gấp đôi. Bánh phồng làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, vì thế cuộc sống các gia đình tại địa phương trở nên thoải mái, khấm khá hơn. Đặc biệt, nghề này lại khá dễ làm, đàn ông, thanh niên trai tráng khỏe mạnh thì quết bánh; người già, phụ nữ, trẻ em tầm 9 - 10 tuổi thì cán bánh, phơi bánh.
Nghề làm bánh phồng từng đạt đến thời kỳ hoàng kim và cũng rơi vào khoảng thời gian mai một. Mấy năm trước, phòng Công Thương huyện Gò Quao và xã Vĩnh Phước B thành lập Tổ hợp tác bánh phồng Phát Đạt trên cơ sở đó hướng đến phát triển thành làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương. Nghề này vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ cho phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Gò Quao. Song vì một số nguyên nhân như: không được hỗ trợ gì về vốn, máy quết bánh, thị trường tiêu thụ...do đó, nhiều hộ dân đã bỏ nghề và hiện nay chỉ còn một số gia đình còn tiếp, duy trì theo hình thức làm suốt năm, một số hộ khác chỉ làm bánh thời vụ vào dịp Tết Nguyên đán.
Vào cuối năm 2018, UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định công nhận 14 nghề và làng nghề truyền thống trong đó có nghề làm bánh phồng ấp Phước Đạt, xã Vĩnh Phước B (huyện Gò Quao) điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề cũng như mang lại động lực to lớn cho người dân làm nghề. Tuy nhiên, nghề làm bánh phồng vẫn rất cần sự quan tâm đầu tư, giữ gìn, duy trì và phát triển của các ngành chức năng, huyện Gò Quao cũng như tỉnh Kiên Giang.
Có thể nói việc bảo vệ, giữ gìn những nghề truyền thống địa phương, ẩm thực đặc sắc, độc đáo mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người Nam bộ là trách nhiệm của thế hệ hôm nay. Trong đó, nghề làm bánh phồng ở ấp Phước Đạt, xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là minh chứng cho một nghề đang trước nguy cơ mai một, mong muốn địa phương nhanh chóng có chính sách, hỗ trợ nhiều hơn nữa để bảo vệ nghề cũng như phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bài và ảnh Nguyễn Quỳnh - Lê Huy Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP