Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
Làng nghề rèn Trung Lương nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh hùng vĩ, nơi đây vốn có nghề rèn nổi tiếng có lịch sử hàng trăm năm. Theo một số tư liệu, vào khoảng thế kể XIII, ông tổ nghề rèn được gọi là ông Đùng sống trên núi Hồng, thấy dân không có dụng cụ sản xuất, bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà và truyền nghề cho dân làng. Sau này, dân làng Trung Lương đã đúc tượng và lập đền thờ cho ông tại Rú Tiên và lấy ngày 7 tháng 1 âm lịch hàng năm làm Lễ tế Đức tổ thánh thợ rèn.
Nghệ nhân Kiều Công Quận đang rèn sản phẩm kéo cắt tỉa cây cảnh. |
Vào thời gian trước năm 2000, làng nghề có đến 400 hộ lò rèn hoạt động thường xuyên, đây được xem là thời kỳ hưng thịnh khi sản phẩm rèn của làng nổi danh khắp vùng và được người dân sử dụng rộng rãi. Trong xã hội hiện đại, các sản phẩm mới xuất hiện đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề rèn truyền thống nơi đây. Đến nay, cả làng rèn chỉ còn lại chưa đến 100 hộ còn làm nghề và hoạt động không thường xuyên như trước. Mặc dù công việc rèn đã có máy móc hỗ trợ nhưng có nhiều công đoạn vẫn không thể thay thế con người được, bên cạnh đó giá thành bán ra không cao lại gặp sự cạnh tranh của thị trường và khan hiếm nguồn lao động nên nghề rèn Trung Lương đang đứng trước nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, một số gia đình có truyền thống làm nghề lâu năm vẫn cố gắng gìn giữ và phát triển nghề, trong đó có gia đình ông Kiều Công Quận, ngoài sản phẩm rèn truyền thống là các loại dao, gia đình của ông còn sản xuất loại kéo chuyên để cắt tỉa cây cảnh.
Chia sẻ về công việc rèn kéo, ông Kiều Công quận chia sẻ: “Trong những năm gần đây, nhu cầu mua bán các loại dao truyền thống có xu hướng giảm nên ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Sau khi tìm hiểu thị trường, tôi nhận thấy xu hướng làm đẹp nhà cửa, đường phố bằng cây cảnh rất phổ biến nên tôi đã làm thêm loại kéo có kích thước lớn dành cho công việc cắt tỉa cây. Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm có sẵn từ việc rèn dao, loại kéo mới này có hiệu quả sử dụng cao và được khách hàng ưa chuộng.”
Giữ nghề và phát triển nghề rèn truyền thống
Công việc rèn kéo này đòi hỏi người thợ phải sử dụng nhiều kỹ thuật hơn, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nguyên liệu sản xuất bao gồm sắt tấm và thép tanh kết hợp để rèn. Quá trình rèn sẽ trải qua 2 giai đoạn chính là làm nóng và làm nguội. Với đoạn làm nóng, từ sáng sớm người thợ sẽ đốt lò và nhịp nhàng tạo ra hình thù cơ bản của sản phẩm. Sau đó vào quá trình làm nguội sẽ sử dụng một số máy móc và dụng cụ để gọt, mài, làm lỗ, làm cán và hoàn thiện thành phẩm.
Sản phẩm kéo ở làng rèn Trung Lương đáp ứng tiêu chí cắt tỉa cây cảnh hiệu quả, nhanh chóng, độ sắc và kích thước của kéo phù hợp để người làm vườn cắt tỉa nhiều loại cây. Không những vậy, giá thành loại kéo này là khá rẻ nên khách hàng nhiều nơi lựa chọn để chăm sóc cho khu vườn của mình.
Mỗi ngày hai vợ chông ông Kiều Quân Quận sẽ rèn từ 5-7 chiếc kéo và 30 cái dao. Giá thành bán ra hiện tại là 120.000 đồng/kéo và 30.000-100.000 đồng/dao. Nguồn thu nhập tuy không quá cao nhưng mang lại cho gia đình ông cuộc sống ổn định, giúp ông giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của quê hương.
Nhờ sự tâm huyết và tỉ mỉ trong việc sản xuất, những sản phẩm của ông Quận, đặc biệt là kéo cắt tỉa được thương lái thu mua tận nơi để bán ở các chợ tại TP Hà Tĩnh, TP Vinh… Sản phẩm này là điểm khác biệt của gia đình ông Quận với các hộ làm rèn khác ở địa phương, mang lại thu nhập ổn định, làm động lực để ông Quận tiếp tục theo nghề rèn.
Theo ông Nguyễn Công Lộc – Chủ tịch UBND phường Trung Lương, làng nghề rèn Trung Lương hiện còn khoảng 100 hộ theo nghề rèn, trong đó khoảng một nửa sẽ làm thường xuyên và một nửa làm thời vụ với các sản phẩm chính là dao, liềm, kéo… Trong thời gian qua, địa phương vẫn luôn có những chính sách để động viên người dân cố gắng giữ lửa cho nghề truyền thống của cha ông. Muốn có thương hiệu phải trải qua hành trình dài. Bên cạnh tiêu chí về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá thành, công năng của sản phẩm thì việc đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất được quan tâm chú trọng. Việc phát triển các sản phẩm mới, có chất lượng tốt sẽ là động lực để làng nghề không ngừng mở rộng thị trường, xây dựng thành công thương hiệu, đưa sản phẩm làng nghề Trung Lương mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường