Huyện Phú Xuyên bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Phú Xuyên có nhiều làng nghề truyền thống độc đáo nổi tiếng như làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ đã có gần 1.000 năm, làng nghề cỏ tế xã Phú Túc có lịch sử trên 300 năm, làng nghề may Comple xã Vân Từ, làng nghề giày da xã Phú Yên cũng đã có trên 100 năm… Và làng nghề nặn tò he ở thôn Xuân La xã Phượng Dực nghề độc nhất vô nhị ở Việt Nam đã có trên 300 năm. Điểm đáng chú ý là bên cạnh những nghề truyền thống hàng trăm năm lịch sử, huyện Phú Xuyên còn phát triển nhiều nghề mới, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều sản phẩm mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, có chỗ đứng tại thị trường trong nước. Một số sản phẩm như Sơn màu, Mây giang đan… được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Sản phẩm làng nghề phú Xuyên
Phát huy lợi thế này, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên đã tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ dân và từng làng nghề ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Đồng chí Lê Ngọc Anh – Bí thư Huyện uỷ huyện Phú Xuyên cho biết: “Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; Giải quyết việc làm cho trên 80% số lao động trong các làng nghề và vùng phụ cận; Thu nhập, đời sống của nhân dân các làng nghề được nâng lên, số hộ giàu, hộ khá tăng lên, hộ nghèo giảm từ 4,3% năm 2015 xuống còn 0,67% năm 2020. Phát triển làng nghề còn là động lực để thúc đẩy huyện, các xã trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới”.
Nhằm tri ân các bậc tiền nhân, các vị tổ nghề đã có công tạo nghề và truyền nghề cho nhân dân, từ năm 2011 huyện Phú Xuyên đã chọn ngày 26/10 hàng năm là ngày vinh danh các làng nghề truyền thống. Và từ đó đến nay, ngày 26/10 hàng năm đã trở thành ngày hội của nhân dân huyện Phú Xuyên thông qua sự kiện “Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống”. Mỗi năm Lễ hội làng nghề của huyện và của các xã nghề được tổ chức đan xem. Đến nay, huyện Phú Xuyên đã tổ chức thành công 7 Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống cấp huyện các năm 2011, 2014, 2017 và các Lễ hội vinh danh làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ năm 2012; Vinh danh nghề da giầy xã Phú Yên năm 2013; Vinh danh làng nghề cỏ tế xã Phú Túc năm 2016 và vinh danh làng nghề may comple xã Vân Từ năm 2019. Ngoài ra, huyện còn tổ chức tọa đàm phát triển làng nghề truyền thống năm 2015 và năm 2018.
Lễ hội được tổ chức không chỉ là dịp để tôn vinh những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mà còn là dịp để huyện Phú Xuyên quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông sản của các địa phương với du khách trong và ngoài huyện.
Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên năm 2017
Sau mỗi mùa lễ hội những sản phẩm làng nghề truyền thống cứ thế được mang tới nhiều nơi hơn trên khắp cả nước, các doanh nghiệp, các hộ gia đình làm nghề nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước, đơn hàng xuất khẩu đã minh chứng một điều rằng Lễ hội vinh danh làng nghề là một hoạt động mang lại ý nghĩa tích cực cho sức sống các làng nghề trong thời kì công nghiệp hóa như hiện nay. Chính bởi sức hút to lớn mà Lễ hội vinh danh làng nghề huyện Phú Xuyên đạt được từ đó các tour du lịch làng nghề được kết nối một cách thường xuyên, dành được sự quan tâm và ghé thăm của du khách trong nước và nước ngoài. Năm 2019, huyện Phú Xuyên có 2 điểm du lịch làng nghề đã được Thành phố công nhận đó là điểm du lịch làng nghề may comple truyền thống xã Vân Từ và điểm du lịch làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ.
Phú Xuyên đang chuyển mình mạnh mẽ, bộ mặt làng nghề truyền thống với nhiều thay đổi, đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương. Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các làng nghề. Các làng nghề trong huyện cũng đã trở mình, có cách làm mới để thích nghi, tiếp tục sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển trong thời tương lai.
Làng nghề Phú Xuyên đang chuyển mình, tạo ra một sức sống mới
Làng nghề giầy da Phú Yên có lịch sử hàng trăm năm, nổi tiếng khắp miền Bắc với những mẫu giầy không kém hàng ngoại nhập. Phú Yên đang là địa chỉ được nhiều du khách trong ngoài nước tìm đến mua sắm và khám phá làng nghề. Để có được diện mạo như ngày nay, làng nghề Phú Yên cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, lúc cao điểm làng nghề có khoảng 500 cơ sở sản xuất gia công, với hơn 1250 lao động, chưa kể hàng nghìn lao động ở các địa phương lân cận đến làm thuê. Toàn bộ các công đoạn sản xuất từ cắt may, đóng đế, dán đều được làm tại làng nghề, nguyên liệu cũng chủ yếu là hàng trong nước. Các cơ sở xuất đã mạnh dạn đầu tư máy móc, cải tiến quy trình sản xuất, chuyên nghiệp hóa các công đoạn trong gia công, không chỉ vậy các cơ sở sản xuát giầy da Phú Yên còn luôn bắt nhịp với công nghệ sản xuất giầy của các nước trên thế giới qua internet. Một số cơ sở đã tham gia chương trình OCOP, từ đó các cơ sở có cơ hội tiếp cận thị trường, nhất là phương thức bán hàng qua mạng trong thời điểm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 như hiện nay.
Còn tại xã Phú Túc trong những ngày giãn cách vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh giảm quy mô hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hóa hạn chế. Người lao động tại các cơ sở này thực hiện “3 tại chỗ”, còn các hộ sản xuất trong phạm vi khuôn viên nhà riêng. Những ngày này, làng nghề đan cỏ tế Phú Túc, bắt đầu sôi động trở lại. Các cơ sở sản xuất nhộn nhịp người qua lại, những chuyến xe chở hàng chạy khắp nẻo đường làng.
Đổi mới để thích ứng với "sân chơi" hội nhập là hướng đi tất yếu của số đông làng nghề truyền thống hiện nay nhằm duy trì, phát triển. Tự thân các làng nghề cũng đang chuyển mình, tạo ra một sức sống mới, phong phú hơn.
Tại làng nghề nặn Tò he thôn Xuân La, xã Phượng Dực, để nâng tầm thương hiệu tò he Xuân La, làng nghề đã chủ trương “kĩ hóa” món đồ chơi dung dị để đem chúng ra sân chơi quốc tế bằng các sản phẩm mới lạ như: Tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ… Đồng thời, phát triển du lịch trải nghiệm gắn với mô hình làng nghề truyền thống chính là một phương thức quảng bá hiệu quả cho thương hiệu tò he Xuân La được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.
Nhằm thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển, huyện và các địa phương đã đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: Quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nâng cấp hệ thống lưới điện, đường giao thông, mở các lớp đào tạo dạy nghề… Tận dụng thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng như khảm trai xã Phượng Dực, đan cỏ tế xã Phú Túc, may xã Vân Từ… Những năm qua, huyện Phú Xuyên đặc biệt quan tâm phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Huyện uỷ Phú Xuyên các khoá XXIII, XXIV đã ban hành Chương trình về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng nghề huyện. Nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tiếp tục ban hành Chương trình số 02-CTr/HU ngày 26/02/2021 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, nông nghiệp; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và UBND huyện ban hành Đề án “Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện Phú Xuyên giai đoạn 2021-2025”. Trên cơ sở đó, huyện đã xây dựng kế hoạch từng giai đoạn và cụ thể cho từng năm để phát triển làng nghề gắn với du lịch đạt hiệu quả cao. Đến nay, Phú Xuyên đã quy hoạch 11 cụm công nghiệp làng nghề; Từ năm 2018 – 2020 đã có 4 cụm công nghiệp làng nghề được thành lập, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. UBND huyện cũng đã xây dựng Đề án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 – 2025.
Sự phát triển của của các làng nghề ở huyện Phú Xuyên đã khẳng định vai trò, vị trí của nghề thủ công truyền thống đối với phát triển kinh tế- xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song 9 tháng năm 2021, giá trị ngành công nghiệp – xây dựng của huyện đạt 5.562,7 tỷ đồng.
Các làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã, đa dạng, mang đậm nét văn hoá riêng của mỗi làng nghề, tạo dựng được ở nhiều thị trường lớn. Để bắt kịp với xu thế hội nhập, những làng nghề truyền thống trong huyện cũng đang nỗ lực từng ngày vươn xa đóng góp cho kinh tế- xã hội của Thành phố và đất nước. Đây là cơ sở quan trọng để tạo nên sự đa dạng và sức sống trong tổng thể bức tranh kinh tế làng nghề ở huyện Phú Xuyên.
Hoàng Bích
Trung tâm VHTT&TT huyện Phú Xuyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế