Huyện Nho Quan (Ninh Bình): Phát triển nghề mộc ở Quỳnh Phong
Tiếp chúng tôi, ông Vũ Văn Sửu, thôn Quỳnh Phong II, một trong những nghệ nhân cấp tỉnh đầu tiên của làng nghề phấn khởi chia sẻ về sự hình thành và phát triển làng nghề mộc. Theo ông Vũ Văn Sửu, làng nghề mộc Quỳnh Phong có xuất xứ từ làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình).
Năm 1966, thực hiện chủ trương của tỉnh, gia đình ông là một trong 112 hộ của huyện Gia Khánh (nay là huyện Hoa Lư) lên xã Sơn Hà, huyện Nho Quan khai hoang, phát triển kinh tế. Với tình yêu với nghề mộc, gia đình ông và một số hộ khác quyết tâm đưa nghề truyền thống của cha ông lên nơi đây phát triển.
Làng nghề mộc Quỳnh Phong góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
Thời điểm đầu, các sản phẩm chính của làng nghề chỉ đơn giản là những đồ gỗ gia dụng phục vụ cuộc sống thiết yếu hàng ngày, như: bàn, ghế, giường, tủ… Dần dần nghề mộc đã phát triển mạnh mẽ hơn với các sản phẩm mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụ xây dựng nhà cửa... đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Để nghề mộc phát triển bền vững, nhiều hộ làm mộc ở Quỳnh Phong đã đầu tư mua sắm nhiều loại máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất. Hầu hết các công đoạn sản xuất nặng nhọc đều được thay thế bằng máy và những người thợ có thời gian đầu tư nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, sáng tạo thêm nhiều kiểu dáng, sản phẩm, mẫu mã mới, hiệu quả sản xuất được nâng lên, giá trị sản phẩm ngày càng gia tăng, thu nhập người làm nghề tăng theo.
Cùng với sự nỗ lực của chính người dân làm nghề mộc, những năm qua huyện Nho Quan nói chung và xã Sơn Hà nói riêng luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để làng nghề phát triển. Hiện nghề mộc đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các thôn.
Trong đó, tập trung đông nhất ở thôn Quỳnh Phong I và Quỳnh Phong II, Quỳnh Phong III và được gọi chung với cái tên là Làng nghề mộc Quỳnh Phong. Theo thống kê, hiện có hơn 200 hộ gia đình tham gia làm nghề, với các sản phẩm chính là mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ như: bàn ghế, tủ thờ, hoành phi câu đối, lộc bình…
Riêng thôn Quỳnh Phong II có hơn 100 hộ làm nghề (chiếm 80% lao động của thôn). Sản phẩm của làng nghề có thị trường rất rộng, được tiêu thụ ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và nhiều tỉnh, thành phố lân cận như: Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa...Thu nhập bình quân từ làm nghề mộc đạt 8-10 triệu đồng/người/tháng.
Ông Hoàng Đình Lưu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Hà cho biết: Nghề mộc truyền thống Quỳnh Phong những năm qua không ngừng phát triển, mở rộng với các sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, mang lại nguồn thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Từ sự phát triển đó, năm 2007, làng nghề mộc Quỳnh Phong được UBND tỉnh công nhận làng nghề cấp tỉnh và xã Sơn Hà có 3 thợ mộc được công nhận là nghệ nhân. Nghề mộc đã trở thành nghề thủ công mang lại thu nhập chính cho người dân ở Quỳnh Phong.
Nhờ phát triển mạnh mẽ của nghề mộc, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Sơn Hà chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện giá trị sản xuất từ làng nghề và dịch vụ luôn chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt của các làng nghề mộc khác trên cả nước, nhưng với tình yêu nghề, sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, các sản phẩm của làng nghề mộc Quỳnh Phong sẽ luôn đứng vững trên thị trường trong thời kỳ hội nhập.
Bài và ảnh Giáng Hương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công