Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Bánh tẻ Phúc Lâm nức tiếng gần xa
Tại Phúc Lâm, trước kia, các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh tẻ phụ vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ, Tết; một số phục vụ nhu cầu ăn sáng cho người dân quanh vùng. Ngày nay, bánh tẻ Phúc Lâm trở thành món đặc sản, được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế, rất nhiều hộ dân trong làng chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1.000 - 2.000 chiếc mỗi ngày. Trong số những gia đình đó, có thể kể đến gia đình bà Dương Thị Bình.
Hai vợ chồng bà Dương Thị Bình và Đàm Trọng Trực góp phần gìn giữ nghề làm bánh tẻ tại địa phương.
Bà Dương Thị Bình cho biết: Nghề bánh tẻ thôn Phúc Lâm Trung có từ thủa xa xưa. Bà lấy chồng về đây từ năm 1973 và được mẹ chồng truyền cho nghề làm bánh tẻ. Hiện trung bình mỗi ngày gia đình làm khoảng 1400 - 1500 bánh, có ngày cao điểm khách đặt nhiều thì lượng bánh sản xuất nhiều hơn. Trong làng bây giờ chỉ còn có mấy hộ gia đình còn gắn bó với nghề, làm bánh quanh năm để phục vụ thực khách.
Trước đây, gia đình bà Bình làm bánh tẻ bằng phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian, rất vất vả. Nhưng nay, gia đình nhà bà đã thiết kế máy đánh bột làm bánh, chạy bằng điện nên giúp tăng năng suất và giảm sức lao động.
Bánh tẻ Phúc Lâm nức tiếng gần xa
Để làm được chiếc bánh tẻ ngon đúng vị của Phúc Lâm, đòi hỏi quy trình rất cầu kỳ, kỹ lưỡng từ chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Gạo để làm bánh, nhất định phải là thứ gạo Khang Dân, đem ngâm nước trong 8 - 10 tiếng tùy theo mùa, sau đó xay thành bột nước. Bột tiếp tục được ngâm từ 4 - 5 tiếng cho thật mềm, dẻo.
Nguyên liệu làm bánh
Thùng chứa bột phải được thay nước thường xuyên để cho lắng thứ bột mịn trắng trong xuống. Sau khi ngâm bột, múc bột cho vào nồi hấp cách thủy và khuấy đều tay cho đến khi bột đã tới tầm chín bắc nồi ra, nhưng vẫn phải khuấy bột thật đều tay và làm công đoạn ráo bột - rất quan trọng trong quá trình làm bánh. Đó cũng là bí quyết riêng của bánh tẻ Phúc Lâm.
Nhân bánh là mộc nhĩ, thịt lợn và hành lá. Mộc nhĩ, ngâm nở rửa sạch thái sợi, thịt lợn thái nhỏ, hành băm nhỏ ướp gia vị, cho lên bếp đảo chín, thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Đặc biệt, thịt làm bánh tẻ phải là thứ thịt ba chỉ hoặc nạc vai ngon thì bánh mới có độ ngậy, dẻo và ngon. Cuối cùng là gói bánh. Lá dong được rửa sạch, cho bột lên lớp lá dong rồi thêm nhân vào giữa, cuốn lá dong lại, cố định bánh bằng dây lạt rồi hấp, sau 30 phút là chín một mẻ bánh. Bánh tẻ ngon nhất là ăn lúc nóng. Bóc phần lá ra, chiếc bánh vẫn còn nóng hổi, hiện ra trắng ngần với mùi thơm dung dị từ lá dong, bột gạo nấu chín ôm ấp phần nhân mỡ màng, khiến ai đi xa cũng khó lòng quên được…
Với những người làm bánh tẻ của làng Phúc Lâm, điều trân trọng hơn cả đó là uy tín thương hiệu làng nghề mà ông cha gây dựng. Họ luôn tâm niệm phải gìn giữ, phát huy “đặc sản” quê hương.
Bài, ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội