Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Làng nghề góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn
Hoài Đức là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 16km. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 8.246,7 ha với 20 đơn vị hành chính (bao gồm 19 xã và 01 thị trấn). Huyện Hoài Đức có 53 làng cổ truyền và 130 thôn, xóm. Dân số toàn huyện trên 230 nghìn người.
Trong những năm qua, huyện Hoài Đức có tốc độ đô thị hóa cao, tình hình kinh tế xã hội ổn định, mức phát triển kinh tế khá (trung bình mỗi năm tăng trên 10%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp; giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp). Toàn huyện có trên 1.200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với 10.200 hộ sản xuất kinh doanh. Huyện đã quy hoạch được 15 cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và có 07 cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hạ tầng và giao cho doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất ổn định, mang lại nguồn thu cho ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong huyện và các vùng lân cận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới của huyện.
UBND huyện Hoài Đức
Huyện Hoài Đức có 12 làng nghề được cấp có thẩm quyền công nhận làng nghề, đó là: Bánh kẹo - Dệt kim La Phù; Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; Chế biến nông sản Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Lưu Xá - xã Đức Giang; nghề ảnh Lai Xá - xã Kim Chung; Cơ khí, mộc dân dụng Đại Từ - Kim Chung; Xây dựng dịch vụ - Chế biến nông sản Yên Sở,...
Các làng nghề trên địa bàn huyện hình thành và phát triển từ lâu; sản phẩm làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, như: Sản phẩm đồ thờ (gồm: Tạc tượng, hoành phi, câu đối, án gian, cửa võng, son son thếp vàng bạc,...); Sản phẩm chế biến nông sản (như: miến, bún, phở khô, mạch nha, tinh bột, bánh đa nem, gạo các loại, bánh kẹo, nước giải khát); Sản phẩm dệt kim, may mặc (gồm: Quần áo len, bít tất, găng tay, quần áo may sẵn,...).
Địa điểm sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình trong các làng nghề tập trung chủ yếu trong các khu vực dân cư, làng xóm cũ. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ cũng tạo áp lực lớn đối với hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật của địa phương. Doanh thu tại các làng nghề ước tính đạt 1.800 tỷ đồng/năm (chiếm 34% tổng giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Thu nhập bình quân lao động làng nghề khoảng 40 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm làng nghề chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu sang thị trường các nước: Nga, Ucraina, Ba Lan,..., bao gồm: Sản phẩm dệt kim (quần áo, mũ, tất,...); Sản phẩm chế biến nông sản (mỳ, miến,...)
Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá
Giữ gìn và phát triển làng nghề
Thực hiện Văn bản số 1386/UBND-KT ngày 27/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội và Văn bản số 1084/SCT-QLCN ngày 15/3/2017 của Sở Công thương Thành phố Hà Nội về việc tổ chức điều tra, thu thập thông tin các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND huyện Hoài Đức ban hành Văn bản số 2504/UBND-KT ngày 25/4/2017 về việc: Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức. Theo đó, đến nay đã có 08/10 xã (10/12 làng nghề truyền thống) đã triển khai thực hiện và gửi báo cáo về huyện.
Về công tác quản lý, phát triển làng nghề: trong 02 năm (từ 2014 đến 2015), UBND huyện Hoài Đức phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm điêu khắc, tạc tượng làng nghề Sơn Đồng”; Nhãn hiệu tập thể đã hoàn thành và trao Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng quản lý, sử dụng.
Năm 2015 và 2016, UBND huyện Hoài Đức đã đăng ký xây dựng thương hiệu “Nhãn hiệu tập thể miến dong xã Minh Khai” và đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2017 - 2018.
Làng nghề chuyên làm mì, bún, miến phở huyện Hoài Đức
Về công tác triển khai đề xuất xét công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội, Làng nghề Hà Nội năm 2017. UBND huyện Hoài Đức đã giao cho phòng Kinh tế phối hợp các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Trọng tâm là: nghề làm hương thắp của xã Lại Yên; nghề tăm mành, làm thảm ở xã An Khánh; nghề mây tre đan ở xã Song Phương; nghề nấu rượu thủ công truyền thống ở các xã An Thượng, Sơn Đồng, Cát Quế. Đối với công tác triển khai xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. Trong tháng 4 và đầu tháng 5/2017, UBND huyện Hoài Đức đã có văn bản trình Sở Công thương Hà Nội xem xét 08 cá nhân (trình 02 đợt) là những hội viên tiêu biểu của Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng.
Về công tác đào tạo nghề truyền nghề, nhân cấy nghề: hàng năm huyện tổ chức và phối hợp cùng Trung tâm Khuyến công Hà Nội tổ chức được từ 07-10 lớp tại các xã trên địa bàn huyện. Hỗ trợ và phối hợp cùng Trung tâm Khuyến công Hà Nội hỗ trợ một số dây chuyền sản xuất mới cho các cơ sở trong làng nghề truyền thống ở các xã, như: La Phù, Dương Liễu, Minh Khai, Kim Chung,... Mỗi năm hỗ trợ được từ 1-3 cơ sở. Hàng năm huyện cũng hỗ trợ từ 2-4 cơ sở tham gia Hội chợ triển lãm trong nước để tăng cường giao lưu, giới thiệu sản phẩm làng nghề của huyện tới các địa phương trong cả nước.
Những kết quả đạt được từ việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề nói riêng và hoạt động khuyến công nói chung đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp - TTCN và hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề và tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Thúc đẩy hình thành và nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp được giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường công nghiệp - TTCN nông thôn. Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các hộ, cơ sở, doanh nghiệp đầu tư cho các dự án mới, cho phát triển các nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện có một tiềm năng phát triển lớn và đóng vai trò phát triển rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Bài và ảnh Phương Thúy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô
15:32 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề
10:30 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển
10:28 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc
09:47 | 27/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
14:02 | 26/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng
20:13 | 24/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 Sức khỏe - Đời sống

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 Du lịch làng nghề

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:17 Nông thôn mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới
09:17 Nông thôn mới