Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển
Hiệu quả cao nhưng thiếu ổn định

Khu vực nuôi cá của Hợp tác xã Tiến Đạt, xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải.
Hợp tác xã Tiến Đạt ở xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải là một trong những hợp tác xã phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Giang. Ông Lê Văn Xẻo, Giám đốc Hợp tác xã Tiến Đạt cho biết, hợp tác xã có 10 thành viên nuôi gần 200 lồng với nhiều loại cá như: cá mú trân châu, cá chim vây vàng, cá bớp, cá quỵt…; trong đó, cá bớp và cá mú trân châu là 2 loài nuôi chủ lực của hợp tác xã.
Theo ông Xẻo, từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với một số đơn vị hỗ trợ cho các thành viên trong hợp tác xã nuôi thử nghiệm bằng lồng bè nhựa HDPE với hơn 12 lồng. Sau thời gian nuôi đạt hiệu quả, một số thành viên trong hợp tác xã cũng như người nuôi cá biển ở Lại Sơn đã đầu tư lồng bè nhựa để nuôi thay thế cho lồng bè làm bằng gỗ trước đây. Đồng thời, người nuôi cho ăn thêm thức ăn công nghiệp để tăng sức đề kháng cho cá nuôi, nhờ đó cá nuôi đạt hiệu quả hơn.
Ông Xẻo cũng cho hay, so với lồng bè bằng cây gỗ, lồng bè bằng HDPE tiện lợi và hiệu quả hơn do lồng bè bằng nhựa có độ bền khoảng 20 năm, lồng bè nhựa chịu sóng tốt, cá phát triển đều. Tuy nhiên, vốn đầu tư lồng nhựa HDPE khá cao, hàng trăm triệu đồng nên nhiều người không có khả năng đầu tư.
“Nhờ ngành chuyên môn tổ chức các mô hình trình diễn, tổ chức tập huấn, tư vấn các giải pháp chăm sóc, sử dụng thuốc thủy sản phù hợp giúp người nuôi cá biển đạt hiệu quả hơn. Hầu hết các thành viên hợp tác xã nuôi cá đều đạt tỷ lệ cao, có lợi nhuận; tuy nhiên về đầu ra một số thời điểm còn bấp bênh, giá cá lên xuống thất thường cũng gây hoang mang, lo lắng cho người nuôi nên tôi mong cấp trên tiếp tục quan tâm kết nối doanh nghiệp thu mua, bao tiêu đầu ra ổn định hơn”, ông Xẻo nói.
Khu vực nuôi cá lồng bè tập trung ở xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hòn Tre, xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, hợp tác xã được thành lập hơn 5 năm qua và hiện có hơn 12 thành viên. Thời gian qua, nhờ ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, triển khai mô hình trình diễn giúp nâng cao kiến thức, hiểu biết cho ngư dân địa phương về cách chọn con giống, kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng ngừa, xử lý một số loại dịch bệnh để nuôi cá biển đạt sản lượng cao hơn trước đây.
“Trung bình mỗi thành viên thả nuôi từ 8 lồng đến 15 lồng cá và 3 năm nuôi được 4 vụ cá. Các thành viên của hợp tác xã nuôi cá bớp, cá mú trân châu, cá chim vây vàng trong vài năm gần đây đạt tỷ lệ sống cao hơn, khoảng 80%. Về hiệu quả kinh tế, trung bình ngư dân nuôi mỗi lồng đạt khoảng 900 kg đến 1 tấn cá thương phẩm, thu nhập khoảng 180 triệu đồng, lời hơn 40 triệu đồng, tổng lợi nhuận mỗi hộ trong một vụ từ 300 - 500 triệu đồng”, ông Thắng chia sẻ.
Nâng cao chất lượng và đẩy mạnh liên kết
Nuôi cá lồng bè trên vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Theo ông Đặng Tùng Long, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Kiên Hải, 2 năm gần đây, huyện khuyến cáo ngư dân bên cạnh cho ăn thức ăn cá mồi tự nhiên cần kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp nhằm bổ sung vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi. Cùng với đó, huyện đang hướng đến phát triển mô hình nuôi cá lồng bè tại một số làng nghề gắn với các dịch vụ du lịch ở các xã: An Sơn, Lại Sơn, Nam Du như: khách tham quan trải nghiệm cho cá ăn, phục vụ thức ăn hải sản trên bè nuôi cá vừa thu hút khách du lịch, vừa phát triển kinh tế địa phương.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang, tính đến ngày 27/5, trên địa bàn tỉnh thả nuôi cá lồng bè gần 3.700 lồng, đạt trên 80% kế hoạch, sản lượng gần 1.700 tấn, trên 32% kế hoạch năm 2025. Từ năm 2020 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án phát triển nghề nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2023, mục tiêu đề án nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biển và hải đảo, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển, đảo.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, tỉnh xác định tiềm năng, lợi thế nuôi biển là tài nguyên diện tích mặt nước biển đứng thứ 3 của cả nước thuận lợi phát triển nghề nuôi biển. Theo đó, tỉnh xây dựng kế hoạch đến năm 2030 phát triển diện tích mặt nước nuôi biển lên 16.000 ha, đạt 14.000 lồng nuôi, trong đó nuôi công nghệ cao 6.600 lồng, sản lượng nuôi biển đạt hơn 207.000 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 19.500 tỷ đồng, thu hút hơn 47.000 người tham gia vào lĩnh vực, hoạt động nuôi biển.

Để nghề nuôi biển của tỉnh phát triển bền vững, thời gian tới, Kiên Giang chú trọng phát triển nuôi trồng theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tiếp tục xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ nuôi mới, chuyển đổi từ lồng bè gỗ truyền thống sang lồng bè Na Uy sử dụng lồng tròn bằng nhựa HDPE, có độ bền cao, chịu được sóng gió mạnh và nuôi với thể tích lớn.
Ngành nông nghiệp và Môi trường tỉnh chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đồng thời rà soát các cơ chế chính sách để thực hiện hỗ trợ cho người dân chuyển đổi sang lồng bè nhựa HDPE; tổ chức hội nghị, hội thảo để doanh nghiệp và người dân gặp gỡ, trao đổi và doanh nghiệp cũng đã có những cam kết hỗ trợ người dân trả chậm, giảm giá cho người dân sử dụng lồng bè nhựa để nuôi.
Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục rà soát bố trí khu vực vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch không gian biển đảm bảo không chồng lấn và hài hòa phát triển đối với một số ngành nghề, lĩnh vực khác; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản bền vững cho nông dân, doanh nghiệp; cấp mã số nhận diện cơ sở, lồng bè nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
“Cùng với đó, tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư nuôi biển đối với các lĩnh vực còn hạn chế như sản xuất con giống, nhà máy tiêu thụ chế biến sản phẩm tại tỉnh; khuyến khích người dân tổ chức sản xuất theo hướng liên kết bền vững để tạo sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè", Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho hay.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô
15:32 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề
10:30 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc
09:47 | 27/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
14:02 | 26/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng
20:13 | 24/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 Sức khỏe - Đời sống

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 Du lịch làng nghề

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:17 Nông thôn mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới
09:17 Nông thôn mới