Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

“Tooi thuu” và nét văn hóa

Trong tiếng Tày đôi đũa là “tooi thuu”. Trước kia, trong nhà của đồng bào Tày Chiêm Hóa đều có ít nhất một người biết vót đũa, chủ yếu để sử dụng trong gia đình. Trong nếp nhà sàn của người Tày, hình ảnh người lớn tuổi tỉ mẩn vót từng đôi đũa từ tre mai hoặc vầu đã trở nên quen thuộc. Người Tày quan niệm, đôi đũa cũng như con người, cần sự ngay thẳng, vững chãi. Do đó, không phải loại tre nào cũng được chọn; phải là những cây tre, cây vầu già, lóng thẳng, không cong vênh, thớ mịn và ruột đặc, chắc. Có như thế mới tạo nên được những đôi đũa bền bỉ, đồng hành cùng gia đình qua bao bữa ăn.

Vợ chồng ông Ma Quang Đạt, xã Kim Bình (Chiêm Hóa) làm đũa truyền thống của người Tày.

Từ bé, bà Nông Thị Xuân, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh đã biết làm đũa, làm đũa không khó nhưng cần sự kiên trì, khéo léo. Bà bảo, cây đũa người Tày có nhiều điều đặc biệt đó là độ dài đũa phải dài đủ 3 nắm tay người lớn, màu sắc thường là màu đỏ. Chiều dài đôi đũa gắn liền với hình ảnh những gia đình Tày xưa kia thường đông con cháu, có khi “tam đại đồng đường” cùng chung sống, mâm cơm luôn đông vui, quây quần. Đôi đũa dài chính là giải pháp thực tế và ý nghĩa, giúp mọi thành viên dù ngồi ở vị trí nào quanh mâm cũng có thể dễ dàng gắp được thức ăn.

Đôi đũa tưởng chừng như giản đơn thế nhưng với người Tày đó là cả một nét văn hóa ẩn chứa phía sau. Ông Ma Văn Tiến, tổ dân phố Vĩnh Bảo, thị trấn Vĩnh Lộc là một người am hiểu văn hóa Tày. Ông có một kho sách cổ gần 100 cuốn về chữ Nôm Tày. Ông chia sẻ, bữa cơm của người Tày không chỉ là thời gian để thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị núi rừng mà còn là nơi thể hiện những quy tắc ứng xử, những “ẩn ngữ vô ngôn” sâu sắc qua cách sử dụng đôi đũa. Khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm, người nhỏ tuổi luôn có ý thức so đũa mời người lớn tuổi hoặc khách quý trước tiên. Hành động nhỏ này thể hiện sự tôn kính, biết ơn đối với những người bề trên. Những hôm nhà có khách, chủ nhà mời khách bằng chén rượu khai vị và gắp thức ăn cho khách, trong bữa các con cháu chú ý gắp thức ăn và mời khách.

Những quy tắc ngầm về việc sử dụng đôi đũa trên mâm cơm người Tày thể hiện sự sẻ chia, nhường nhịn. Qua bữa cơm gia đình, đôi đũa trở thành phương tiện để ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu những bài học về đạo đức, về cách ứng xử và những nét đẹp trong phong tục tập quán.

Ông Tạ Văn Bảo, thôn An Phú, xã Tân An chia sẻ, đôi đũa có đôi có cặp, thể hiện sự gắn bó và sự no đủ. Chính bởi ý nghĩa đó, trong gia đình người Tày xưa bố mẹ 2 bên thường tặng những bó đũa màu đỏ cho những cặp vợ chồng mới cưới như một lời nhắn nhủ về sự thủy chung, đủ đầy, có đôi có cặp. Vì thế người Tày mới có câu: “Chén cơm đôi đũa nằm ngang/Thiếp thấy mặt chàng, đói cũng như no”.

Bên cạnh đó, từ lâu, tục thờ cúng đũa đỏ bên mâm cỗ ngày Tết là nét văn hóa độc đáo, không thể thiếu của đồng bào các dân tộc nơi đây mỗi khi Tết đến xuân về. Những đôi đũa mang sắc đỏ rực rỡ, tự nhiên, thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên và mong cầu một năm bình an, làm ăn may mắn, sung túc, đủ đầy.

Những bí quyết…

Với người Tày, đôi đũa tre vẫn mang một giá trị tinh thần đặc biệt, gợi nhớ về nguồn cội, về sự gắn bó với thiên nhiên. Hầu như xã nào ở Chiêm Hóa cũng có một vài hộ gia đình làm nghề vót đũa tre. Nơi đây chưa hình thành làng nghề lớn thế nhưng những người thợ làng nơi đây góp phần giữ gìn nghề thủ công truyền thống.

Sản phẩm đũa tre Chiêm Hóa được trưng bày tại gian hàng OCOP của huyện.

Tìm đến thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh, chúng tôi được gặp bà Tạ Thị Giang, một người phụ nữ đã gắn bó cả cuộc đời với nghề làm đũa. Đôi tay chai sạn của bà thoăn thoắt lựa chọn những cây tre bánh tẻ chẻ thành từng thanh nhỏ, đều nhau. Công đoạn vót đũa đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ cao. Người thợ phải dùng dao sắc gọt từng đường cong mềm mại, đảm bảo đôi đũa vừa vặn tay cầm, đầu gắp thức ăn thuôn nhỏ dần để dễ dàng sử dụng. “Vót đũa không chỉ cần kỹ thuật mà còn cần cái tâm. Mình phải đặt hết tâm huyết vào từng chiếc đũa thì mới làm ra được sản phẩm ưng ý. Sau khi vót, bề mặt đôi đũa thường còn thô ráp. Người thợ sẽ sử dụng giấy ráp mịn để mài nhẵn toàn bộ bề mặt, loại bỏ những dằm tre và tạo độ bóng tự nhiên cho sản phẩm. Công đoạn này không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng”.

Mỗi tháng, gia đình bà xuất cả nghìn đôi ra thị trường, đũa làm ra đến đâu hết đến đó. Riêng tháng vừa rồi bà bán được gần 2.000 đôi, khách hàng đặt mà không sản xuất kịp. Sản phẩm của bà bán nhiều ở thị trường nội địa, nhất là đồng bào Tày địa phương rất ưa dùng sản phẩm của gia đình bà. Cứ 10 đôi đũa bà bó thành một bó, giá bán 30 nghìn đồng/bó, tức 3 nghìn đồng cho một đôi đũa tre. Thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng.

Ông Ma Quang Đạt, năm nay 74 tuổi, nhà dưới chân núi Pù Bó thôn Kim Quang, xã Kim Bình (Chiêm Hóa). Đôi bàn tay khéo léo của ông đã gắn bó với cây tre, con dao được hơn 60 năm, nức tiếng gần xa với thương hiệu mà bà con đặt cho là: Ông Đạt đũa. Với ông, duy nhất chỉ có một loại cây tre làm được bó đũa đẹp, chất lượng nhất là loại tre mai. Nhiều nơi làm tre gai, tre trinh thì chất lượng đũa không tốt, dễ gãy. Cây tre mai đủ 5 năm mới được khai thác và phải trải qua nhiều quy trình lựa chọn kĩ càng do chính đôi bàn tay ông lựa chọn.

Còn bí quyết để xưởng sản xuất của ông Lưu Ngọc Thăng, thôn Phúc Tâm, xã Phúc Thịnh có lượng bán ra trên 2.000 đôi/tháng chính là khâu nhuộm màu. Bên cạnh ông lựa chọn cây tre viền làm nguyên liệu thì ông Thăng chú trọng từng chi tiết làm ra thành phẩm. Sau khi vót và đánh bóng, những chiếc đũa mộc mạc sẽ được ông Thăng nhuộm một màu đỏ đặc trưng, hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Bí quyết nằm ở việc sử dụng lá cơm đỏ, kết hợp với quả tai chua và lá thấm lầm. Nước lá cơm đỏ được đun kỹ cho đến khi có màu đỏ đậm, sau đó những chiếc đũa sẽ được ngâm trong vòng một đêm. Tiếp theo, đũa được vớt ra và phơi nắng trong một tuần.

Những bó đũa đỏ tươi sau khi hoàn thành được ông Thăng bó lại cẩn thận, mỗi bó mười đôi, với giá bán bình dân 3-5 nghìn đồng/đôi đũa. Sản phẩm của gia đình ông không chỉ được người dân địa phương ưa chuộng mà còn được khách du lịch tìm mua.

Hiện nay, những bó đũa người Tày đã được UBND huyện lựa chọn trưng bày tại các gian hàng OCOP giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện. Ông Đỗ Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chiêm Hóa chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy đũa tre không chỉ là một vật dụng sinh hoạt thông thường mà còn là một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Đũa tre là sản phẩm tiềm năng, từng bước được lựa chọn đưa vào chương trình OCOP của huyện. Đây là một bước đi quan trọng để chuẩn hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, thiết kế bao bì bắt mắt hơn và đặc biệt là xây dựng câu chuyện thương hiệu cho sản phẩm”.

Tiềm năng phát triển của nghề làm đũa tre của người Tày đang dần được phát huy. Đôi đũa không chỉ là vật dụng hàng ngày mà còn là một sản phẩm thủ công độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Việc quảng bá và phát triển nghề làm đũa góp phần bảo tồn văn hóa Tày, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân và thu hút khách du lịch đến với Chiêm Hóa.

Giang Lam

Tin liên quan

Tin khác

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

LNV - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1419, cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm của di tích Trường Lũy Bình Định thuộc huyện An Lão
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc
Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau hơn 1 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã Xuân Lôi (Lập Thạch) tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu với 3 ti...
Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

LNV - Huyện Vân Canh tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch năm 2025 từ ngày 30/5 đến 1/6/2025 và tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi để bảo tồn, phát huy giá trị của
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Giao diện di động