Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô
![]() |
Người dân Quảng An hái hoa sen Tây Hồ sáng sớm. |
Hành trình tạo nên tinh hoa trà sen Quảng An từ thổ nhưỡng Tây Hồ
Trà sen Quảng An Tây Hồ có nguồn gốc từ thời Lý gắn liền với sự tích chùa Kim Liên nằm tại phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được mệnh danh là “bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”. Thêm vào đó, trong cuốn “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác (1720 - 1791) đã kể câu chuyện ông chữa bệnh cho chúa Trịnh ở biệt điện bên Hồ Tây và sen đã cho ông cảm xúc khó tả. Những trang sử của dân tộc chứng minh rằng sen Tây Hồ đã hiện diện lâu đời trong đời sống người dân nơi đây.
Từ xa xưa Quảng An vốn là vùng đất được bao quanh bởi những hồ đầm với khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng màu mỡ và nguồn nước trong lành từ Hồ Tây. Chính bởi vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi cho nghề ướp trà sen độc đáo, sản sinh ra những bông sen Bách Diệp quý giá mang hương thơm đặc trưng ngọt ngào, dịu mát, mà không giống các vùng đất nơi khác.
![]() |
Nghệ nhân tại Quảng An tỉ mỉ ướp từng bông sen |
Để tạo ra một mẻ trà sen thơm ngon, người nghệ nhân phải trải qua một quy trình công phu, tỉ mỉ. Đầu tiên, những người nghệ nhân phải hái sen vào lúc sáng sớm, khoảng 5 giờ sáng, khi đó hương trà mới đậm đà. Hoa sen Tây Hồ đặc biệt bởi bông nở miệng sáo, cánh sen ngắn hồng thơm ngát, khiến việc đưa trà vào bông sen để ướp trở nên dễ dàng hơn
![]() |
Những bông hoa sen có cánh ngắn hồng và thơm ngát,tại Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. |
Quy trình ướp trà bắt đầu từ ngày hôm trước với trà mộc Thái Nguyên, sau khi sấy khô, trà được ướp cùng cánh hoa sen trong công đoạn "ngậm hoa". Sau hai ngày, trà tiếp tục sấy và ướp với gạo sen, gọi là "ngậm gạo". Để ướp một kilôgam trà sen Tây Hồ, cần từ 1.500 đến 2.000 bông sen, tùy thời tiết.
Quy trình ướp trà sen Hồ Tây yêu cầu sự tỉ mỉ, trà phải được ướp nhiều lần để hương sen thấm sâu vào từng lá trà. Các thao tác phải được thực hiện nhanh chóng, đúng thời gian quy định, để hương sen không bị bay mất. Chính vì vậy, trà sen Quảng An có giá trị cao, không chỉ bởi hoa sen Tây Hồ quý giá mà còn bởi sự công phu, tinh tế trong quy trình ướp trà của người dân nơi đây.
Trà sen Quảng An mang một hương vị rất đặc trưng, vừa có vị chát nhẹ của trà, vừa có hương thơm thanh mát của hoa sen. Khi thưởng thức một tách trà sen, đầu tiên ta cần thưởng hương thơm của hoa sen, sau đó nhấp từng ngụm nhỏ đọng trong miệng 1,2 giây sau đó cảm nhận vị đậm, ngọt, chát, thơm của trà. Màu nước trà hơi ngả vàng mang đặc trưng của sen Hồ Tây đậm, ngọt, hậu của chè. Trà sen là biểu tượng của văn hóa Việt Nam bởi trà sen thường được dùng để tiếp đãi khách quý, làm quà biếu trong những dịp lễ Tết.
Làng nghề trà sen Quảng Bá gìn giữ và phát triển di sản văn hóa phi vật thể quý báu
Việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề trà sen Quảng Bá ngày càng được các cơ quan ban ngành quan tâm sâu sắc. Mới đây, theo Quyết định số 2316/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, "Làng nghề ướp trà sen Quảng Bá" được công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội, khẳng định sự đóng góp lớn của nghề ướp trà sen vào di sản văn hóa của thủ đô.
Theo tinh thần đó, năm 2021, sản phẩm Trà Sen Hương Thuỷ đã vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Hướng tới tương lai, vào năm 2025, trà sen Hương Thuỷ dự định tiếp tục tham gia chương trình OCOP với hai sản phẩm: “Trà sen bông sấy thăng hoa” và “Tạ ướp gạo sen truyền thống”.
![]() |
UBND Quận Tây Hồ trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cho HTX Trà Sen Quảng An Hương Thuỷ |
Bà Trần Thu Thuỷ, thành viên sáng lập HTX Trà Sen Quảng An Hương Thuỷ chia sẻ: “Tôi có một tuổi thơ gắn bó với sen và nghề ướp trà sen truyền thống. Từ tình yêu với sen và quê hương, tôi quyết tâm gìn giữ làng nghề cùng bà con trong làng, duy trì và phát triển, tạo ra một cộng đồng trà sen truyền thống ngày càng lớn mạnh và vươn xa.”
![]() |
Sản phẩm trà ướp sen Tây Hồ của HTX Trà sen Quảng An Hương Thuỷ |
Làng nghề trà sen Quảng Bá không chỉ là niềm tự hào của người dân Hà Nội mà còn là minh chứng rõ nét cho sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế bền vững. Với tiềm năng du lịch nổi bật, nơi đây có thể trở thành điểm đến hấp dẫn, giúp bảo tồn giá trị trà sen Quảng An, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và đưa sản phẩm truyền thống vươn tầm quốc tế.
![]() |
Năm 2021, sản phẩm Trà Sen Hương Thuỷ đã vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao. |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 Du lịch làng nghề