Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
Trong các di tích tiền sử được phát hiện trên đất Tây Nguyên, dù đã thấy vết tích của lò nung (ở Lung Leng - Kon Tum), khuôn đúc rìu đồng (ở Gia Lai)… nhưng người ta chưa thấy một di vật nào trong các di tích tiền sử ấy minh chứng nghề đúc cồng chiêng đã từng tồn tại trên các cao nguyên bao la phía Tây của miền Nam Trung Bộ. Đó là một trường hợp lạ, bởi thông thường thì chỉ những người sử dụng một loại nhạc khí, công cụ nào đó mới có khả năng chế tác ra những nhạc khí, công cụ đó hoàn hảo nhất.
![]() |
Nghệ nhân Nay Phai đang thử độ ngân khi chỉnh chiêng. |
Như để bù vào phần khiếm khuyết từ ngàn xưa, người Tây Nguyên lại có một nghề mà đồng bào các dân tộc gọi bằng cái tên mộc mạc “lên dây chiêng”. Nhưng lại cũng vì cồng chiêng không có “dây” như những cây đàn guitar, đàn gong… nên những người làm văn hóa ở Tây Nguyên đề xuất gọi nghề này, công việc này là chỉnh chiêng, hiểu nôm na là làm cho những chiếc chiêng bị hư hỏng, lệch âm có được âm thanh chuẩn theo thang âm quy định của từng loại chiêng, ở từng dân tộc.
Để có những bộ cồng chiêng như ý muốn, với cao độ, âm thanh phát ra như đã được tổ tiên định sẵn và truyền lại, người Tây Nguyên mua những “lá chiêng” – cách mà đồng bào gọi những chiếc cồng, chiêng khi chưa được chỉnh âm – rồi gò, gõ, chỉnh để những chiếc cồng, chiêng ấy có được âm thanh theo những bài chiêng truyền thống.
Chỉnh chiêng là một công việc rất khó khăn. Nó đòi hỏi công sức, tâm huyết và tài năng thật sự của nghệ nhân. Vì khó thế, nên ở Gia Lai, trong số hàng vạn người biết đánh cồng chiêng (phần lớn nam giới dân tộc Jrai, Bahnar từ tuổi trưởng thành trở lên đều có thể đánh được cồng chiêng ở những mức độ khác nhau), thì số người biết chỉnh chiêng chỉ là vài ba chục. Trong số này, những người có khả năng làm cho cồng chiêng thật sự “biến hóa” cả về hình thức và âm thanh chỉ đếm chưa hết số ngón tay trên một bàn tay.
![]() |
Với Nay Phai ở thị trấn K’rông Pa, (dân làng thường gọi là ama San), một con nhà “nòi”, nghệ nhân nổi tiếng của dân tộc Jrai, thì đồ nghề của anh là chiếc búa nhỏ và đòn kê. Nay Phai là người duy nhất trong số 9 người con của gia đình được cha chọn để truyền nghề bởi ông tin rằng, trong số các con ông, chỉ có Nay Phai là được “Yàng (trời) cho âm thanh” của cồng chiêng.
Lúc đầu, mỗi khi chỉnh một chiếc cồng hoặc chiêng, anh phải cần đến 2 - 3 người cùng thử để so âm. Nhiều khi làm đi làm lại vẫn không có được âm thanh như ý muốn. Nhưng niềm đam mê và những cố gắng hết mình đã không phụ công anh. Đến nay, chỉ một mình với chiếc búa và đòn kê là anh có thể mang lại cho cồng chiêng mọi âm thanh ở những âm vực khác nhau như cách anh nói “âm thanh đã ở sẵn trong đầu”, mỗi khi cần là nó hiện ra ngay.
Cái hơn người của Nay Phai là anh có thể làm những chiếc chiêng, chiếc cồng đã “chết” được hồi sinh; có thể làm từ cái không núm, thành có núm với âm thanh chuẩn. Vì vậy mà anh có thể mua cồng chiêng từ những điểm bán đồng nát để chỉnh chang cho những chiếc cồng, chiêng ấy sống lại với âm thanh vốn có.
![]() |
Nghệ nhân Nay Phai không chỉ chỉnh chiêng cho làng mình, mà còn được mời đi khắp các buôn làng Tây Nguyên để phục hồi tiếng chiêng đã lạc âm. Với đôi tai tinh tường và đôi tay khéo léo, ông có thể điều chỉnh từng chiếc chiêng sao cho hòa quyện, vang vọng, giữ đúng tinh thần của lễ hội truyền thống.
Với đôi tai thẩm âm tinh tế, nhớ nhiều bài chiêng cổ, bàn tay điêu luyện… chỉ những nghệ nhân chỉnh chiêng như Nay Phai mới có thể giữ “hồn chiêng” ở mãi với Tây Nguyên.
Tin liên quan

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
11:09 Tin tức

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông
10:59 Tin tức

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu
10:52 Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
10:49 Tin tức

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 Văn hóa - Xã hội