Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng
Hơn 30 năm sưu tầm và nghiên cứu về Bộ sưu tập Tượng gốm, các tác phẩm tượng gốm có niên đại từ hàng trăm đến hàng ngàn năm với chất liệu đất sét đặc đỏ, đất thó và gốm thô thời tiền sơ sử. Bộ sưu tập cho thấy được cách tổ chức cuộc sống của tổ tiên ta từ thời xa xưa trên lưu vực sông Hồng thông qua các hình tượng người với các tư thế khác nhau như bơi thuyền, đánh trống, chiến đấu.
Chia sẻ về bộ sưu tập, ông Phan Quốc Dũng cho biết: Tôi phát hiện một loại gốm không men (đất nung) chế tác tượng tròn, hình tượng rất sinh động, qua nhiều thời kỳ, nhiều lò gốm khác nhau, có cả gốm thô tiền sử, sơ sử… với tài năng của các nghệ nhân dân gian đã làm tôi rung động cả về nội dung và mỹ thuật, sự chế tác những tượng gốm với ý thức rõ ràng: phản ánh các hoạt động về tổ chúc xã hội, cộng đồng làng xã, chiến đấu chống kẻ thù, chống lại tai hoạ của thiên nhiên. Đặc biệt là những bức tượng chống lại thú hoang dã trong công cuộc mưu sinh trồng cấy, hái lượm, săn bắt, chài lưới, phản ánh cuộc sống muôn màu cả về sắc thái tôn giáo tín ngưỡng, cả về tính phốn thực dân gian, những mơ ước về cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.
Những hoạt động như chiến binh mang vũ khí với dấu ấn văn hoá Đông Sơn như: Dao găm, Rìu, Dáo Mác, Nỏ, khiên giáp… với tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến binh trên lưng voi, trên thuyền. cũng rất điệu nghệ. Hình tượng chiến binh toát lên tính thượng võ của dân tộc ta quyết bảo vệ độc lập cho làng xã, cộng đồng dân tộc.
Các hoạt động chiến đấu với cá Sấu, Hà Mã, Tê Giác và các loại thuỷ quái, thú dữ…, thuần hoá voi, thuần hoá rắn, thuần hoá chó, chim, và đặc biệt là thuần hoá cá sấu, hình tượng người dũng sĩ ngồi trên lưng cá sấu thổi Tù Và - ca khúc khải hoàn như bản anh hùng ca chiến thắng thiên nhiên của cư dân Việt cổ.
Hoạt động của các nhà Sư (Phật giáo), các tăng thống (Đạo Sĩ), tín ngưỡng dâng đèn thờ thần Lửa cũng được phản ánh qua hình tượng người, hoặc khỉ, cá chép dâng đèn thật sinh động. Có những tượng gốm nghệ thuật trừu tượng như tượng khỉ cõng cóc, mang đến những thông điệp đầy tính giáo dục như: cùng nhau sống hoà hợp, hoà bình, giúp đỡ nhau và triết lý “sống chậm”, tượng cóc cõng người, hoặc những tượng thuần hoá động vật với thông điệp thân thiện bảo vệ thiên nhiên, loài vật…
Các bức tượng còn thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm; tiêu diệt và thuần hóa thú dữ, bảo vệ cộng đồng. Ấn tượng hơn với loạt tượng hoạt động của phụ nữ được thể hiện nhiều trong các tư thé ôm con, mang bình gốm, giã gạo, ca hát và phồn thực mơ ước với cuộc sống yên ấm bên gia đình, cho thấy lịch sử thấp thoáng chế độ mấu hệ. Các bức tượng gốm cũng thể hiện sắc nét những sinh hoạt phồn thực, những khoảnh khắc vui chơi, ca hát của người dân sống trên lưu vực sông Hồng.
Qua lịch sử chúng ta mới biết đến hình tượng Rồng thời Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn…, Nhưng nổi lên trong bộ sưu tập của Phan Quốc Dũng đó là tác phẩm: hình tượng Rồng thời Đinh được khắc trên lá đề, và một số ký tự, dữ liệu liên quan đế Thế kỷ 10, thời Đinh Tiên Hoàng lập ra quốc gia Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ độc lập đầu tiên - Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc.
Bên cạnh đó còn có những sản phẩm tượng gốm độc đáo, mang nhiều giá trị văn hóa cũng như tâm linh người Việt cổ mà chưa thể thẩm định cũng như đánh giá một cách đúng đắn. Ở góc độ nhà sưu tầm, Ông Phan Quốc Dũng mong muốn đem đến góc nhìn về câu chuyện văn hóa, văn minh qua các tác phẩm gốm thủ công, ông cũng mong muốn cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng đánh giá sâu hơn về bộ sưu tập này.
Nhân dịp sự kiện Hải Phòng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng hoàn toàn (13/5/1955 - 13/5/2025). Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng - tác giả Bộ sưu tầm TƯỢNG GỐM DÂN GIAN mở cuộc triển lãm lần thứ 2 vào ngày (28/5 - 04/6/2025), tại Trung tâm Văn hoá, Điện ảnh và Triển lãm thành phố (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phòng), giới thiệu các tác phẩm, như một món quà dành tặng cho nhân dân Thành phố Hải Phòng, cũng như người yêu mến về tượng gốm.
Một số hình ảnh trong điển hình trong bộ sưu tập:
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
![]() |
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng. |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức