Huyện Đại Lộc (Quảng Nam): Về đâu làng nghề truyền thống
Khó đầu ra
Làng hương Phú Lộc, xã Đại An là một trong những làng nghề có lịch sử lâu đời. Sản phẩm của làng không chỉ phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn Quảng Nam mà còn được đưa đi tiêu thụ ở Đà Nẵng và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, vài năm nay làng hương đã trở nên vắng vẻ, thưa thớt kẻ bán người mua. Suốt thời gian dài, ngoài nông nghiệp, nghề làm hương vẫn là nguồn thu nhập chính của hơn 160 hộ gia đình trong thôn, nhưng nay chỉ còn 5 hộ duy trì mà cũng chỉ có 2 hộ làm thường xuyên. Một trong những nguyên nhân khiến nghề làm hương ở Phú Lộc lao đao là thiếu nguồn nhân lực, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trường khiến thương hiệu hương Phú Lộc dần mất bóng.
Cách Phú Lộc không xa là thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, nơi một thời nổi tiếng với các sản phẩm từ nghề rèn. Nếu không được giới thiệu trước, chẳng ai nghĩ “làng lò rèn” thôn Thạnh Phú một thời đỏ lửa nay đìu hiu đến vậy. Lúc hưng thịnh, hầu như cả thôn đều sống nhờ nghề rèn. Nhưng bước vào những năm đầu thế kỷ 21 làng nghề bắt đầu gặp khó khăn. Đến nay, trong số 395 hộ dân của thôn chỉ còn khoảng 8 hộ tiếp tục theo nghề. Cũng như làng hương, sản phẩm làng rèn Thạnh Phú đã lép vế hoàn toàn trước nhiều sản phẩm được sản xuất bằng máy móc bền chắc, mẫu mã đẹp, giá thành thấp đang tràn ngập thị trường. Không có khách hàng, làng nghề cũng leo lắt như ánh lửa tàn lò.
Những bếp lò rèn thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh ngày càng ít dần.
Một làng nghề khác khá nổi tiếng của Đại Lộc cũng đang “vật vã” tồn tại là nghề trống Lâm Yên ở thôn Ấp Nam, xã Đại Minh, hiện cũng chỉ còn 10 hộ duy trì sản xuất. Theo ông Phan Năm - Chủ tịch UBND xã Đại Minh, có 2 lý do khiến làng nghề suy tàn, một là sản phẩm không có đầu ra nên nhiều hộ bỏ nghề, thứ hai, các nghệ nhân có tay nghề hầu hết đã lớn tuổi hoặc qua đời, còn lớp trẻ thì không mấy mặn mà theo nghề, nên chỉ những ai quá tâm huyết với nghề trống mới còn bám trụ lại. “Làm thủ công như dân mình thì khó thể cạnh tranh với các cơ sở làm trống khác, hiện đã xuất hiện đầy dọc quốc lộ 1. Họ đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại nên chiếc trống làm ra tinh xảo, hình thức bắt mắt, giá cả lại rẻ, dù chất lượng không bằng trống của làng Lâm Yên. Nhưng ngày nay hầu hết khách hàng chỉ để ý đến mẫu mã chứ mấy ai lưu tâm đến chất lượng” - ông Năm nói.
Loay hoay tìm hướng đi
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Đại Lộc hiện có khoảng 10 làng nghề thủ công như: rèn, bánh tráng, làm hương, mây tre đan... Hầu hết đều có lịch sử lâu đời và từng một thời “vang bóng” khắp vùng. Bên cạnh các nguyên nhân như thị hiếu, thị trường khách thay đổi, sự quay lưng của lớp trẻ với nghề…, thì một thực tế là đa số hộ làng nghề đều có quy mô nhỏ lẻ, mẫu mã đơn điệu, thiết bị kỹ thuật lạc hậu do không được đầu tư dẫn đến khó cạnh tranh với sản phẩm nơi khác. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ các cấp ngành chuyên môn vẫn còn hạn chế. Hầu hết, cơ sở sản xuất, hộ dân các làng nghề ít nhận được sự giúp đỡ về thị trường và kỹ thuật, công nghệ máy móc phù hợp nhằm giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, nguồn vốn hỗ trợ người dân vay đầu tư phát triển làng nghề từ phía Nhà nước vẫn chưa được triển khai rộng rãi và phù hợp đến người dân…
Hiện khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đang là mục tiêu quan tâm của huyện Đại Lộc. Từ năm 2015, Phòng Kinh tế và hạ tầng đã xây dựng đề án, triển khai hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân làm nghề trong huyện như trang bị máy làm hương, máy sấy bánh tráng, máy cuốn rơm, thiết bị làm trống… với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng đã đầu tư xây dựng website quảng bá sản phẩm làng rau sạch Bàu Tròn, xã Đại An và nhiều sản phẩm làng nghề khác. Đặc biệt, UBND huyện ban hành chính sách hỗ trợ 100% tiền giao hàng, chi phí vận chuyển cho các hộ sản xuất sản phẩm truyền thống trong quá trình tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chừng đó vẫn không thể “giữ chân” được các hộ dân làm nghề và yên tâm theo nghề.
“Cái khó nhất của làng nghề là không tìm được thế hệ kế thừa, vì lợi nhuận sản phẩm làm ra thấp nên không còn thu hút người dân như trước. Mặt khác, hầu hết thiết kế sản phẩm các làng nghề còn đơn điệu, chưa sáng tạo ra được mẫu mã mới mang tính cạnh tranh. Trong khi, hàng hóa sản xuất trên thị trường ngày càng đa dạng, tinh xảo, giá cả phù hợp… cũng khiến sản phẩm làng nghề Đại Lộc lép vế, nên để duy trì phát triển làng nghề thật sự là một bài toàn khó của địa phương hiện nay” - ông Hành nói.
Minh Phường - Gia Khang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp