Huyện Bình Giang (Hải Dương): Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu làng nghề
Hiện nay, sản phẩm vàng bạc Châu Khê được tiêu thụ khắp cả nước với nhiều mẫu mã, kiểu dáng phong phú. Những sản phẩm như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, khuyên tai, trang sức gắn đá, ngọc quý theo phong thủy... được khách hàng ưa chuộng.
Chất lượng, thương hiệu vàng bạc nơi đây đã được khẳng định nhưng ông Phạm Đình Binh, nghệ nhân kim hoàn làng Châu Khê còn băn khoăn: “Sản phẩm làng nghề nổi tiếng từ lâu nhưng đa số khách hàng chưa phân biệt được đâu là sản phẩm của Châu Khê, đâu là sản phẩm do những nơi khác sản xuất. Hy vọng khi tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cùng với việc xây dựng mối liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ với mở rộng thị trường, chúng tôi sẽ được hỗ trợ về tem mác, nhãn hiệu để khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường”.
Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê.
Xã Long Xuyên tập trung nhiều cơ sở xay xát, chế biến, buôn bán gạo của huyện. Đây cũng là một trong những địa phương dẫn đầu về sản xuất lúa chất lượng cao của Bình Giang. Ngoài có nhiều cánh đồng mẫu lớn, xã còn áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo cấy đến khâu thu hoạch để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Thế nhưng khi lựa chọn sản phẩm chủ lực cho chương trình OCOP, Long Xuyên lại không chọn sản phẩm gạo mà chọn gốm. Ông Nguyễn Văn Phượng, Chủ tịch UBND xã Long Xuyên cho biết: “Từ lâu, gốm Cậy được xếp ngang hàng với những làng gốm nổi danh như Chu Đậu, Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng…
Với lịch sử phát triển lâu đời và mang trong mình những nét đặc trưng riêng, gốm Cậy đủ điều kiện để chọn làm sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Tuy nhiên, nghề gốm đang gặp nhiều khó khăn. Số hộ duy trì sản xuất gốm của xã không nhiều, chỉ tính trên đầu ngón tay. Bởi thế khi lựa chọn sản phẩm gốm Cậy tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, địa phương hy vọng có thể khôi phục và nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm gốm nổi tiếng một thời này”.
Huyện Bình Giang có nhiều nghề truyền thống như cơ khí Tráng Liệt (nay là thị trấn Kẻ Sặt), vàng bạc Châu Khê, Lương Ngọc (xã Thúc Kháng), mộc ở thôn Trại Như (xã Bình Xuyên) và thôn Phương Độ (xã Vĩnh Hưng), gốm Cậy (xã Long Xuyên), nghề làm chổi chít ở thôn Lý Đỏ (xã Tân Việt)... Ngoài ra, huyện còn nhiều sản phẩm đặc trưng có tiềm năng phát triển như bánh đa, bánh chả, cam Vinh, cây dược liệu, thủy sản nước ngọt…
Bởi vậy không quá khó khăn để Bình Giang lựa chọn và triển khai chương trình OCOP. Mặc dù có nhiều lợi thế song huyện vẫn có những bước đi thận trọng, cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm thế mạnh để xây dựng trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn 2018-2020, Bình Giang tập trung phát triển các nhóm thực phẩm (bánh đa, bánh chả, lúa gạo) và nhóm đồ lưu niệm, nội thất, trang trí (đồ gỗ mỹ nghệ, vàng bạc, gốm).
Bình Giang xác định phát triển nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở quan tâm quản lý tốt môi trường và đổi mới công nghệ. Thực hiện chủ trương đó nên hiện nay những người làm nghề truyền thống của huyện đã và đang áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Đơn cử, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vàng bạc Châu Khê đã đầu tư những dàn máy chế tác tự động lên tới hàng tỷ đồng để làm ra các sản phẩm tinh xảo vừa tiết kiệm thời gian lại không cần nhiều nhân công. Cùng với đó, việc phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công, khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ và kinh tế tư nhân cũng được huyện chú trọng…
Ông Vũ Quang Thái, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết thời gian qua Bình Giang đã phối hợp mở nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân các làng nghề trong xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm. Các hộ của làng nghề đã tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để tăng cường quảng bá, giới thiệu, bày bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương với khách hàng.
Thời gian tới, huyện Bình Giang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, gia đình, HTX ứng dụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất, phát triển hơn nữa thương hiệu sản phẩm. Huyện cũng sẽ đề nghị cấp trên hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể để tạo cơ sở hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển mới.
Bài và ảnh Hà Nga
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 Kinh tế

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 Du lịch làng nghề

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội