Hà Nội: 14°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 24°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong, huyện Ba Vì (Hà Nội): Góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới

TBV - Hội sinh vật cảnh xã Tiên phong, huyện Ba Vì thành lập năm 2011 theo hướng dẫn của Hội sinh vật cảnh huyện Ba Vì và quyết định của UBND xã Tiên phong. Hàng năm, Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong đều được UBND huyện Ba Vì và UBND xã Tiên Phong biểu dương khen thưởng vì đã có đóng góp tích cực cho địa phương trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.
Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong là tổ chức xã hội nghề nghiệp và là thành viên của MTTQ xã, hoạt động theo phương thức xã hội hóa. Tôn chỉ mục đích của hội là tập hợp, đoàn kết những người trong địa phương yêu thích sinh vật cảnh, chia sẻ với nhau kinh nghiệm nuôi trồng, chăm sóc phát triển sinh vật cảnh và giới thiệu mua bán, trao đổi sản phẩm, góp phần tái sản xuất sức lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của từng gia đình hội viên.

Ông Nguyễn Hồng Lâm ở khu 4 Thanh Lũng (xã Tiên Phong) là một Cựu chiến binh, sỹ quan quân đội nghỉ hưu với 80 tuổi đời, huy hiệu 50 tuổi Đảng, người đã từng "Vào sinh ra tử" qua các chiến trường B,C,K,… và là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong. Ông cho biết: Ngày đầu thành lập Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong, khi ấy chỉ có hơn chục hội viên gồm các CCB, cán bộ hưu các ban ngành về địa phương, có cả cán bộ xã đang công tác tham gia.

Các hội viên ngoài việc tham gia tích cực theo các hội ban ngành của mình đều rất tích cực trong hoạt động hội sinh vật cảnh. Điều đáng phấn khởi là được sự quan tâm ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTQ xã nên hàng năm số lượng hội viên tham gia ngày càng đông và có đều ở tất cả 5/5 thôn của xã.


Cây hoa sữa trên 700 tuổi của ông Nghiêm Xuân Cường, đang sinh hoạt trong Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong, huyện Ba Vì.


Hiện tại tổng số hội viên toàn xã là 35 người, trong đó có 10 đảng viên, hội viên cao tuổi nhất là 80 tuổi, ít tuổi nhất là 38 tuổi, dù nguồn quỹ của hội không nhiều, xong hàng năm cũng đã hỗ trợ cho từ 4 đến 6 hội viên vay mượn giải quyết bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Các hoạt động thăm hỏi bản thân hội viên và người thân gia đình hội viên mỗi khi ốm đau hay có công việc hiếu, hỷ đều được duy trì thường xuyên theo đúng nếp sống văn hóa mới tạo nên sự đoàn kết gắn bó giữa các hội viên trong hội với nhau và tăng cường thêm tình làng nghĩa xóm.

Hội sinh vật cảnh còn tích cực hưởng ứng tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, các đợt vận động ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, ủng hộ chiến sĩ nơi biên giới hải đảo... Ông Đỗ Đình Trưởng - Chủ tịch UBND xã Tiên Phong cho biết: Qua 9 năm hoạt động, Hội sinh vật cảnh của xã đã trở thành nhân tố tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy cảnh quan môi trường sinh thái của địa phương, đóng góp tích cực cho việc hình thành các con đường hoa, hàng rào cây xanh, không để xảy ra tình trạng vứt rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường.


Ông Nguyễn Hồng Lâm, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong, huyện Ba Vì.


Trong những năm qua Hội sinh vật cảnh đã công đức cho Chùa Khô di tích lịch sử đã xếp hạng và chùa Ngạch thôn Kim Bí hàng chục chậu hoa, cây cảnh các loại, hội đảm nhận việc chăm sóc cắt tỉa hệ thống cây xanh, cây cảnh tại các ngôi đình, ngôi đền, nhất là nghĩa trang liệt sỹ của xã, chăm sóc cây xanh tại Nhà Văn hóa các thôn đảm bảo thường xuyên xanh sạch đẹp, có tác động tích cực giáo dục trực quan để các cháu thanh thiếu niên, học sinh tại xã noi theo.

Bất cứ gia đình nào trong xã khi có nhu cầu tư vấn hay sửa sang vườn hoa, cây cảnh đều được hội viên sinh vật cảnh giúp đỡ miễn phí. Về hiệu quả kinh tế thu nhập từ sản phẩm sinh vật cảnh, theo thống kê chưa đầy đủ hàng năm cá nhân hội viên thu về lợi nhuận cho gia đình từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Điển hình như hộ gia đình các hội viên: Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Văn Sơn, Lê Hồng Phong, Lê Văn Thắng, Đào Trọng Lâm, Lê Ngọc Duy, Nguyễn Hồng Lâm, Đào Trọng Sơn, Trần Viết Sửu, Nguyễn Văn Đồng, Phùng Thế Hiến và Nguyễn Xuân Vinh.

Số hội viên có thu nhập kinh tế khá và giàu chiếm 22/35 hộ, còn lại là thu nhập trung bình, không có hộ nghèo. Hàng năm có 100% gia đình hội viên sinh vật cảnh đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới. Từ khi thành lập Hội sinh vật cảnh của xã đến nay, mỗi khi tết đến, xuân về, các dịp lễ hội địa phương xã Tiên Phong lại có thêm một hoạt động sinh hoạt văn hóa bổ ích và lý thú đó là hội thi sinh vật cảnh, triển lãm, giao lưu sinh vật cảnh để phục vụ nhu cầu thưởng thức của nhân dân trong xã và du khách xa gần. Qua đó có tác dụng khuyến khích phong trào sinh vật cảnh phát triển với phương châm nhà nhà có cây cảnh; xóm ngõ có hoa, cây cảnh; nơi công sở, điểm sinh hoạt cộng đồng đều có cây hoa, cây xanh, cảnh quan xanh sạch đẹp.

Hàng năm, Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong đều tổ chức cho hội viên đi tham quan, giao lưu học tập tại các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc và các địa bàn phụ cận. Hội còn có nhiều tác phẩm, sản phẩm sinh vật cảnh độc đáo, có giá trị được tham gia trưng bày triển lãm tại trung tâm huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và các huyện, tỉnh bạn. Với những đóng góp tích cực cho địa phương trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, hàng năm Hội sinh vật cảnh xã Tiên Phong đều được UBND huyện Ba Vì và UBND xã Tiên Phong biểu dương khen thưởng.

Bài và ảnh: Phạm Trường Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.

Tin khác

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

LNV - Vượt qua trận lụt lớn do bão Yagi, vườn đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) hiện đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những gốc đào đang được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị khoe sắc thắm trong dịp Tết.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

LNV - Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

LNV - Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Miss International 2024 được tổ chức tại Nhật Bản ngày 12/11/2024, có sự tranh tài của hơn 70 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các người đẹp lần lượt trải qua các phần thi: trang phục dân tộc, dạ hội, áo tắm và ứng xử. Người đẹp đại diện Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đã trình diễn bộ trang phục dân tộc “Lụa nàng sen” được làm bằng lụa tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) và xuất sắc đoạt vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

LNV - Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Thái Hòa và kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thái Hòa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Trung Ương, Thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa. Việc thành lập Đảng
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niề
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động