Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

''Hồi sinh'' nghề làm nhà gỗ

LNV - Khi cuộc sống trở nên khá giả, sung túc, nhiều gia đình lại có xu hướng sống hoài cổ, thích uống trà, đọc sách, ngắm hoa trong những ngôi nhà gỗ được chế tác theo kiến trúc cổ xưa như: nhà rường, nhà tứ giác, lục giác, bát giác… Thú vui này đã góp phần làm sống lại những làng nghề mộc mà lâu nay bị mai một ở H.Xuân Lộc.
Hiện nay, Xuân Lộc có hơn 20 cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, trong đó tập trung nhiều tại các xã: Xuân Tâm, Xuân Hưng, Xuân Hòa. Bên cạnh việc làm ra các sản phẩm gỗ nội thất, việc sản xuất, chế tác các ngôi nhà gỗ theo kiến trúc cổ xưa cũng đang được các cơ sở đầu tư, phát triển mạnh.

Vực dậy làng nghề

Anh Lê Văn Toàn (quê ở H.Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), thợ làm nhà gỗ ở H.Xuân Lộc cho hay, cách đây khoảng hơn chục năm, xu hướng làm nhà xây, sử dụng các vật dụng bằng nhựa, kim loại thay thế cho đồ mộc đã khiến cánh thợ mộc như anh rơi vào cảnh làm ăn khó khăn, bết bát tưởng chừng như phải bỏ nghề. Có thời gian anh phải chuyển qua làm nhiều công việc khác để kiếm thu nhập lo cho gia đình.

Thế nhưng khoảng chục năm trở lại đây, phong trào chơi nhà gỗ lại thịnh hành. Ở H.Xuân Lộc lại có sẵn những làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ đang cần thợ có tay nghề nên anh Toàn cùng nhóm thợ mộc ở Quảng Trị lại mài chàng, mài đục rồi rủ nhau vào đây lập nghiệp cho đến nay.


Anh Lê Văn Toàn (quê ở H.Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) thợ làm nhà gỗ ở H.Xuân Lộc đang thực hiện chạm trổ ở cột nhà gỗ. Ảnh: H.Đình


Ông Ngô Huỳnh Diệu, chủ cơ sở mộc Huỳnh Diệu (thuộc xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) cũng chia sẻ, mấy năm trước, khi phong trào chơi nhà cổ bắt đầu hưng thịnh, rất nhiều đại gia tìm mua những xác nhà gỗ cũ nơi các vùng thôn quê mang về thuê thợ phục chế. Tuy nhiên, do cây gỗ bị mục nát xuống cấp nên không đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau đó, họ chuyển hướng sang đặt các cơ sở như của anh làm nhà cổ bằng gỗ mới hoàn toàn.

Theo chủ các cơ sở kinh doanh, sản xuất gỗ mỹ nghệ trên địa bàn H.Xuân Lộc, tùy theo từng loại gỗ, độ tinh xảo khác nhau mà mỗi căn nhà gỗ sẽ có giá khác nhau. Có căn giá chỉ khoảng 200-300 triệu đồng nhưng có căn giá đến gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, nhà gỗ đang được các đại gia mua về đặt trong sân vườn để làm nơi tiếp khách, hoặc nơi ngồi chơi giải trí của gia đình. Ngoài ra, các khu nghỉ dưỡng (resort) ở miền Trung cũng đang rất chuộng mô hình này.

Ông Nguyễn Hoàng, chủ cơ sở gỗ Hoàng Gia (xã Xuân Tâm) cho hay, hiện nay, khách chơi nhà gỗ ở các tỉnh, thành như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TP.HCM khá nhiều… Chỉ với 250-300 triệu đồng, gia chủ có thể sở hữu được căn nhà lục giác bình dân với diện tích 20m2 bằng gỗ căm xe hoặc gõ đỏ. Tuy nhiên, đối với những căn nhà lục giác, bát giác có diện tích, chiều cao, đường kính lớn hơn giá bán có thể từ 400-500 triệu đồng, thậm chí cả tiền tỷ nếu như gia chủ yêu cầu chạm khắc tỉ mỉ…

Cũng theo ông Hoàng, hiện nay, nhiều khách hàng tìm đến các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở H.Xuân Lộc là do lựa chọn được nhiều sản phẩm chất lượng, mẫu mã rất đa dạng, giá cả thường thấp hơn nhiều so với giá bán tại các khu vực khác.

Một số chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh gỗ mỹ nghệ ở xã Xuân Tâm cho biết, nhiều năm trở lại đây, nguồn gỗ quý của Việt Nam đã cạn kiệt, khan hiếm. Do vậy, hầu hết các cơ sở này đều phải nhập gỗ từ nước ngoài về, chủ yếu là từ các nước châu Phi như: căm xe, gõ đỏ, cẩm tím… Hiện các cơ sở làm nhà gỗ hay các sản phẩm từ gỗ rất chuộng nguồn gỗ nhập ngoại do giá thành rẻ, thân gỗ to, dài và ít bị lỗi (bọng, rác). Đặc biệt là giấy tờ xuất xứ nguồn gỗ rõ ràng, không lo vi phạm các quy định về nguồn gỗ cấm, gỗ lậu…

Kinh nghiệm làm nhà gỗ theo kiến trúc cổ

Các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở H.Xuân Lộc hiện nay thu hút được đông đảo đội ngũ thợ mộc có tay nghề từ các tỉnh miền Trung như: Thừa Thiên - Huế, Quảng, Trị, Quảng Nam vào đây lập nghiệp. Nhờ đó, các sản phẩm làm ra từ làng nghề này rất tinh xảo, đẹp mắt.

Xuất thân từ một gia đình có nghề truyền thống làm thợ mộc tại xã Đại Minh, H.Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), nghệ nhân Ngô Huỳnh Điểu (74 tuổi) nằm lòng đối với từng đường cưa, nhát đục trong việc chế tác ra hoa văn, họa tiết cho các ngôi nhà gỗ cổ.

Chủ cơ sở và mẫu ngôi nhà cổ được trưng bày tại cơ sở mộc Huỳnh Diệu (xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc)


Ông Huỳnh Điểu chia sẻ, một ngôi nhà cổ đẹp thì phải đảm bảo nhiều yếu tố như: chất liệu gỗ phải là gỗ tốt như: gỗ lim, gõ đỏ, căm xe… Song song đó, kết cấu của ngôi nhà phải đảm bảo độ hài hòa, tỷ lệ cột, băng, kèo sao cho đồng thanh, đồng thủ, các mối đấu nối phải phải khít với nhau, đổ nước không thể lọt qua. Đặc biệt nhất chính là kỹ thuật chạm, khắc các họa tiết trên đầu các băng, kèo phải thật tinh xảo, sống động.

“Thường biểu tượng được chọn để chạm khắc trên ngôi nhà cổ là: long, lân, quy, phụng (tứ linh); hay bộ: tùng, cúc, trúc, mai. Có những gia chủ lại thích chạm khắc tranh vượt vũ môn, tranh đông hồ hay đàn heo âm dương… Nhà cổ thường được lót gạch tàu, cột nhà đẽo tròn được gác trên những chân đá được mài, đẽo công phu; phần lan can cũng được chạm khắc tỉ mỉ như ở phần băng kèo, cỗ lầu bên trên” - ông Huỳnh Điểu mô tả.

Anh Lê Văn Toàn cho biết thêm, ngay từ khi còn thiếu niên, anh đã theo các bậc cha chú đi làm nhà gỗ. Ban đầu học nghề thì chỉ phụ bào, đục những phần đơn giản. Sau một thời gian dài, khi tay cầm chàng, cầm đục cứng cáp hơn thì anh được hướng dẫn việc chạm, trổ, hay tính toán thước tấc để pha gỗ làm nhà. Do kết cấu của ngôi nhà gỗ rất phức tạp nên những bác thợ cả phải biết tính toán cẩn thận sao cho không bị hao hoặc bỏ phí gỗ.

Do vậy, để đào tạo ra một người thợ mộc thành thạo nghề thường thì phải mất từ 3-5 năm. Bản thân anh Toàn đã có hơn 30 năm làm nghề mà nhiều khi cũng phải trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các “bậc tiền bối”.

Cũng theo ông Ngô Hoàng Diệu, hiện nay, đội ngũ thợ làm nhà gỗ theo kiến trúc cổ lành nghề tại địa phương rất hiếm cho nên ông phải tuyển từ ngoài miền Bắc, hay miền Trung vào làm nhưng phần đông là ở 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Thông thường, công của một thợ mộc bình thường chỉ khoảng 250-300 ngàn đồng/ngày trong khi công thợ làm nhà gỗ phải 500 ngàn đồng/ngày hoặc cao hơn.

Hải Đình
Theo báo Đồng Nai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

LNV - Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam, làng Mỹ Nghiệp hiện ra như một miền ký ức còn sống. Không ồn ào, không vội vã, nơi đây lưu giữ từng sợi chỉ, từng hoa văn, từng tiếng thoi đưa... như cách người Chăm gìn giữ linh hồn văn hóa mình qua bao thế kỷ.
Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

LNV - Với người dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hoá, cây cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đôi tay khéo léo và sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng và kinh doanh cây cảnh, biến niềm đam mê thành hướng đi làm giàu bền vững. Nghề trồng cây cảnh không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài chòi.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.

Tin khác

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

LNV - Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam, làng Mỹ Nghiệp hiện ra như một miền ký ức còn sống. Không ồn ào, không vội vã, nơi đây lưu giữ từng sợi chỉ, từng hoa văn, từng tiếng thoi đưa... như cách người Chăm gìn giữ linh hồn văn hóa mình qua bao thế kỷ.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

LNV - Với người dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hoá, cây cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đôi tay khéo léo và sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng và kinh doanh cây cảnh, biến niềm đam mê thành hướng đi làm giàu bền vững. Nghề trồng cây cảnh không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

LNV - Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam siết ch
Homestay xinh đẹp giữa đồi chè

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè

LNV - Giữa thung lũng yên bình được ôm trọn bởi dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, những đồi chè xanh mướt trải dài như tấm thảm nhung mềm mại đã trở thành nguồn sống và niềm tự hào của người dân xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Câu chuyện về cô gái Bùi Thị Mai và hành trình biến ước mơ xây dựng một homestay giữa đồi chè thành hiện thực đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về du lịch cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.
Giao diện di động