Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

'Hồi sinh' đồ chơi truyền thống

LNV - Những năm trở lại đây, đồ chơi truyền thống hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Vào dịp Trung thu hay Ngày Quốc tế thiếu nhi, trên các con phố như Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can... đồ chơi truyền thống được bày bàn với số lượng lớn.
Giữa ngập tràn đồ chơi ngoại nhập hiện đại, sặc sỡ, đồ chơi truyền thống gần như không còn sức hấp dẫn và dần dần đi vào quên lãng. Tuy nhiên, đâu đó ở những làng quê, ngõ phố vẫn còn những người miệt mài làm ông tiến sĩ giấy, thiên nga bằng bông, đèn kéo quân, diều sáo, đèn ông sao,... Họ đang “giữ lửa” cho đồ chơi truyền thống để người dân Việt Nam, nhất là trẻ nhỏ có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Những người đam mê với nghề

Trong kí ức của mọi người, nhớ về dịp trăng tròn tháng Tám là nhớ về những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy, những chiếc đèn lồng tự chế từ vỏ lon, vỏ hộp, thậm chí là vỏ bưởi... Món quà tuổi thơ ấy đơn giản nhưng lại thật ý nghĩa.

Những đồ chơi “thuần Việt” đỏ phố Hàng Mã. Ảnh: Phương Hà/TTXVN


Tuy nhiên, cuộc sống hối hả khiến nhiều người quên đi những đồ chơi giản dị ngày xưa. Thay vào đó, trẻ con ngày nay bị thu hút bởi đồ chơi Trung Quốc với đa dạng mẫu mã, màu sắc và vô cùng hiện đại. Ví như, chiếc đèn lồng truyền thống được làm bằng giấy hoặc nhựa mỏng, màu sắc đơn giản, hình vẽ thủ công; trong khi đó, đèn lồng xuất xứ từ Trung Quốc có màu sắc đa dạng, nhiều chi tiết cầu kỳ, bắt mắt, đèn phát sáng, phát nhạc, giá thành lại khá rẻ. Có những thời điểm, đồ chơi truyền thống bị mai một do sự lấn át của đồ chơi ngoại nhập.

Mặc cho sự thăng trầm của đồ chơi truyền thống, vẫn có những nghệ nhân ở các làng nghề làm đồ chơi dân gian ở Hà Nội như: Tò he ở Xuân La, huyện Phú Xuyên; đèn ông sao, tiến sĩ giấy ở Vân Canh, huyện Hoài Đức hay diều ở Hồng Hà, huyện Đan Phượng... đam mê giữ nghề, tiếp nối truyền thống cha ông để lại.

Trong căn nhà nhỏ trên gác ba, số 79 Hàng Lược, cô Quách Thị Bắc cứ đến tháng Bảy, tháng Tám hằng năm lại tất bật làm thiên nga bông. Mẹ chồng của cô - nghệ nhân Vũ Thị Thanh Tâm đã 70 năm theo nghề từ sau giải phóng Thủ đô năm 1954. Hiện nay, mắt bà đã kém, không còn nhanh nhẹn như trước, các công đoạn chính chủ yếu do cô Bắc đảm nhiệm. Năm nào cũng vậy, cứ gần đến Trung thu, cô Bắc lại chuẩn bị sẵn các nguyên liệu: giỏ tre đan, giấy bóng kính, xốp, dây thép, đặc biệt là bông. Hình ảnh chiếc lẵng với hai con thiên nga xinh xắn, đôi cánh trắng muốt, xung quanh điểm tô bằng những bông hoa nhiều màu sắc là món đồ chơi Trung thu trẻ con trước đây từng ao ước.

Cô Bắc chia sẻ, dù đồ chơi Trung Quốc du nhập vào Việt Nam với số lượng lớn nhưng đồ chơi truyền thống vẫn có sức hấp dẫn riêng. Nghề làm thiên nga bông đối với cô như một đam mê và sẽ thật tiếc nuối nếu nghề này bị mất đi. Mỗi dịp Trung thu, cô bày bán thiên nga bông trước cửa nhà trên phố Hàng Lược, được rất nhiều khách hàng lựa chọn, có khi đến 13 tháng 8 âm lịch là hàng hết nhẵn, nhiều người đặt thêm nhưng cô làm không kịp.

Những nghệ nhân không chỉ miệt mài sản xuất cho khách hàng trong nước mà còn quảng bá đồ chơi dân gian truyền thống Việt Nam đến rất nhiều bạn bè thế giới. Nghệ nhân diều sáo Nguyễn Hữu Kiêm (thôn Bá Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) gần 60 năm theo nghề, ông từng mang diều sáo tới nhiều đất nước như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc…Với những cánh diều, con sáo do chính tay mình làm ra, nghệ nhân Nguyễn Hữu Kiêm từng tham gia Festival diều lớn nhất hành tinh năm 2012, Festival diều quốc tế tại Vũng Tàu, biểu diễn tại Đại lễ 1000 năm Thăng Long...

Ông tâm sự, sáo diều của Việt Nam xứng đáng được bạn bè quốc tế tôn trọng, bởi tiếng sáo diều mang cả tâm hồn người làm nghề nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. Một người Ireland có những cánh diều lớn nhất thế giới, sau khi chứng kiến sáo diều của Nguyễn Hữu Kiêm, đã khẳng định rằng “Festival diều thế giới từ nay trở đi không thể không có Việt Nam”.

Đồ chơi truyền thống vẫn luôn được “giữ lửa” bởi những con người “nặng lòng” như vậy. Nhờ có họ mà đồ chơi dân gian không bị mất đi, từ đó trẻ em Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với đồ chơi xưa, tìm hiểu về nó, thích thú, yêu mến nó và có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Thắp lên niềm hi vọng cho đồ chơi truyền thống

Những năm trở lại đây, đồ chơi truyền thống hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Vào dịp Trung thu hay Ngày Quốc tế thiếu nhi, trên các con phố như Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can... đồ chơi truyền thống được bày bàn với số lượng lớn.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, các nhà sản xuất trong nước đã và đang cải tiến mẫu mã, đồ chơi truyền thống vẫn giữ được nét cổ truyền riêng nhưng thêm phần mới lạ và thu hút con trẻ. Những chiếc đèn lồng, mặt nạ,.. được sáng tạo dựa trên các nhân vật trong phim hoạt hình khiến trẻ em không khỏi thích thú. Giá cả của các món đồ chơi này cũng được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

Đặc biệt, hiện nay, nhiều món đồ chơi Trung Quốc chứa độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ em. Có những đồ chơi kích động tư duy bạo lực, làm thay đổi tính cách, cách ứng xử xã hội, vô tình khiến trẻ em trở nên khó bảo và phát triển tiêu cực. Các bậc phụ huynh đã và đang nhận thức được điều đó và họ càng tin yêu hơn với những đồ chơi dân gian.

Chị Nguyễn Thị Mai (phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, những năm gần đây, đồ chơi dân gian xuất hiện phổ biến hơn, các con của chị dần dần thích đồ chơi truyền thống hơn là đồ chơi Trung Quốc. Mỗi dịp Trung thu đến, các cháu rất thích thú khi được mẹ mua cho đèn ông sao, mặt nạ giấy do chính nghệ nhân Việt làm ra, các con cũng rất nâng niu, giữ gìn đồ chơi của mình.

Tại các cuộc phá cỗ Trung thu ở khu dân cư, những đồ chơi xưa không chỉ xuất hiện trên tay các em nhỏ mà còn được trang trí khắp xung quanh. Người ta dựng đèn ông sao ở chính giữa trại thu, đặt những giỏ thiên nga bông xinh xắn, những ông tiến sĩ giấy, đầu sư tử... trong các lều trại. Trẻ con ai cũng có đồ chơi của riêng mình và hòa cùng không khí phá cỗ Trung thu đúng nghĩa bên những món đồ xưa mang đậm truyền thống dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện nay, đồ chơi dân gian có mặt ở rất nhiều sự kiện văn hóa, được du khách trong và ngoài nước vô cùng yêu thích. Các địa phương, đoàn thể, đơn vị đã quan tâm đến đồ chơi truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động để giữ gìn và phát huy. Cô Quách Thị Bắc cho biết, cô đã từng được mời tham gia nhiều hội chợ, triển lãm của thành phố Hà Nội. Những lẵng thiên nga bông trắng muốt được cả người lớn và trẻ con yêu thích, nhiều người tới xin chụp ảnh, có người trong miền Nam biết đến cũng đặt hàng để làm quà tặng.

Sự hưởng ứng của khách hàng là niềm động lực to lớn cho những nghệ nhân quyết tâm gìn giữ nghề. Họ lo lắng, trăn trở nghề làm đồ chơi truyền thống dần bị mai một và luôn tâm huyết truyền lại nghề cho các thế hệ đi sau. Cô Nguyễn Thị Tuyến - làm đèn ông sao, cô Quách Thị Bắc - làm thiên nga bông hay nghệ nhân Nguyễn Hữu Kiêm - làm diều sáo... là những người hằng năm vẫn kiên trì dạy các em nhỏ tại Bảo tàng dân tộc học, Phố cổ Hà Nội hay tại các công ty trải nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua những hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết của người làm nghề, lớp trẻ ngày nay có cơ hội tìm hiểu, khám phá cách làm đồ chơi xưa, từ đó tiếp nối truyền thống và phát huy hơn nữa trong xã hội hiện đại mai sau.

Đồ chơi truyền thống mang trong nó dáng dấp, tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Mỗi món đồ chơi được làm ra là sự kết tinh mồ hôi, công sức, có cả tình yêu, lòng nhiệt huyết, những lo lắng, trăn trở của người đang miệt mài gìn giữ chúng. Tuổi thơ với những đồ chơi giản dị như: tò he, đèn ông sao, thiên nga bông, đèn kéo quân hay diều sáo... không đáng bị thay thế bởi bất kì điều gì khác.

Kim Thu

Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.

Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động