Hấp dẫn nghề làm thú nhồi bông

LNV - Những con thú nhồi bông hươu, nai… sừng trâu, đầu bò hiện đang là thú chơi độc, lạ của dân chơi, có nhiều tiền, mong tiền tài, lộc mới... Việc những “đại gia” thưởng thức những con thú giả trông như thật hoặc ngắm vẻ đẹp hoang dã của chúng trong nhà cũng đem lại những cảm giác thú vị...
Vài năm trở lại đây, thú chơi những con vật cảnh hoang dã của người khá giả nở rộ, đã trở thành phong trào, có cầu ắt có cung, việc mua bán trao đổi mặt hàng thú giả trở nên sôi động hơn hẳn và trở thành nghề kiếm cơm của một bộ phận người làm nghề thú “nhồi bông”.

Một ngày đầu năm, chúng tôi tìm đến một đại lý tên là Tuấn, chuyên cung cấp các loại thú rừng giả hươu, nai, hổ, báo… Đại lý của Tuấn, thuộc khu vực xã Hiền Giang (Thường Tín, Hà Nội), những ngày này cơ sở luôn đông đúc khách hàng đến xem thú giả và đặt hàng. Thậm chí có khách còn đặt mua một lúc cả vài ba con thú giả các loại. Chúng tôi quan sát cơ sở của Tuấn cơ man nào là sừng trâu, bò tót, đầu trâu, bò… nhung, sừng hươu, nai… cho đến hàng trăm con hươu, nai giả trưng bày để khách hàng ngắm nghía, lựa chọn. Giá cả mỗi sản phẩm một kiểu, chẳng hạn bộ đầu trâu bò tót, gồm cả sừng giá bán tới 2 triệu đồng/bộ, loại to hơn giá 5 triệu đồng/bộ; giá bán con hươu, nai loại nhỏ thì giá 2 triệu đồng/con, hươu nai trưởng thành giá 7 – 8 triệu đồng/con…


Theo anh Tuấn giá xoàng nhất một con thú sư tử, hổ, báo cũng 100 triệu đồng/con nhỏ và 200 -300 triệu/con to, lớn đẹp… Nghe xong Tuấn phát giá chúng tôi giật mình không ngờ giá những loại này đắt vậy và chỉ dành cho các “đại gia” máu mặt, nhiều tiền của, chơi để cầu tài, cầu lộc... Theo tìm hiểu khu vực một số xã huyện Thường Tín như: Hiền Giang, Hòa Bình… có rất nhiều cơ sở bán các loại thú cảnh, chủng loại thì đủ cả, từ chích hươu, nai, hổ, báo, sư tử… Quy trình để có 1 bộ da thật hươu nai, hổ, báo… mất cả mấy tháng trời, thậm chí cả năm, khi những con vật thật được săn bắt về, sau đó giết thịt và mỗi bộ phận con thú đó được dùng vào mục đích riêng…

“Còn da thú đưa vào thuốc bảo quản ngâm cho khỏi hôi thối, đỡ rụng lông, sau đó sấy thật khô, gọi là thuộc da rồi mới chuyển cho các đại lý làm thú giả như chúng em. Với những công đoạn như trên, một bộ da mãnh thú thật hổ, báo, sư tử… có giá ngót 100 triệu đồng/bộ, tùy to nhỏ khác nhau. Và khi giao nhận hàng cũng rất kín đáo…” – anh Tuấn cho biết.


Một số cơ sở chuyên sản xuất thú giả, khi có khách hàng đặt, các cơ sở mới làm khung con thú đó để lồng bộ da thật vào, để có một con mãnh thú đẹp phải mất tới 4 -5 tháng trời mới hình thành, các công đoạn được làm rất tỷ mỉ, cầu kỳ, chăm chút... mới giống được con thú thật. Phần thân con thú giả được làm bằng khung sắt, bên trong ruột được nhồi bông cầu kỳ, chỉ có phía ngoài là da thật, tùy theo da con thú đó to hay nhỏ mới làm khung sắt theo... Rời đại lý anh Tuấn, chúng tôi tìm đến một cơ sở khác tên Hùng, để hỏi mua đặt một con hổ giả. Trao đổi với chúng tôi, anh Hùng cho biết: “Khách đặt hàng và có thiện chí chúng em sẽ lấy hàng cho, tùy tuổi của gia chủ mà chọn con thú cảnh giả chơi trong nhà… Có gia chủ hợp tuổi với con hổ thì tìm đến chỗ chúng em đặt hàng, có khách hàng hợp với con hươu, con nai… Thậm chí có nhiều “đại gia” đặt hàng cơ sở chúng em cả 1 đôi (con đực, con cái), giá bao nhiêu họ cũng mua, miễn là có hàng thì gọi điện cho họ... một con thú giả nếu dân chơi mua về bảo quản tốt có thể chơi được chục năm, nếu để ẩm ướt chỉ được vài ba năm là hỏng”.

Tuy nhiên, những loại thú như: Hổ, báo, sư tử vào những ngày cuối năm rất hiếm hàng… vì công vận chuyển da của chúng cao, nếu đem đi thuộc rất dễ bị cơ quan chức năng phát hiện. Chính vì hiếm, khó vận chuyển lên giá bán bộ da các con thú rừng lên tới cả trăm triệu/bộ. Nguồn hàng da hổ, báo, hươu, nai chủ yếu được nhập từ Châu Âu, hiện ở Việt Nam mình không có. Thi thoảng các chủ hàng nhập da thú bẫy của những người đi săn bắt ở vùng núi cao Thanh Hóa, Nghệ An như Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Bá Thước...

Theo quan niệm của dân chơi thú nhồi bông, để chơi được loài thú hoang dã này cũng lắm công phu, cầu kỳ, người ta tính tuổi hợp mạng con thú nào, màu nào rồi mới săn tìm. Rồi đến tính cách, phong thủy, bài trí, hướng ra sao… Chẳng hạn, dân chơi quan niệm con hổ rừng thể hiện cho sức mạnh, quyền lực, nhiệt tình và dũng cảm… Ngoài ra, chơi hổ cảnh trong nhà là người thích cách mạnh mẽ, sức sống và tính lạc quan. Người chơi loại hổ giả trong nhà thường thể hiện tính tình phóng khoáng, của gia chủ họ thích tỏ rõ bản lĩnh của mình...

Sư tử được coi là loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà , đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của gia chủ, tăng thêm sinh khí cho nhà ở. Chơi thú giả sư tử rất thích hợp với những người sống bằng nghề như luật sư , diễn viên… Tuy nhiên, dân chơi sư tử luôn đòi hỏi phải có một đôi,1 đực, 1 cái mới gọi là chơi... hợp với Ngũ hành, phong thủy của gia chủ. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài , không được ngó vào nhà. Con báo được xem là linh thú cát tường, có thể nhờ linh lực của nó để hóa giải sát khí. Con báo giả thú theo phong thủy còn có tác dụng chiêu nạp Tài Lộc, nên màu vàng tượng trưng cho sự vàng son luôn được khá nhiều dân chơi săn tìm… Con báo có màu vàng được nhiều người còn gọi là Kim Mão, biểu tượng cho giỏ tiền, nén vàng…

Con nai, hươu tính cách hiền hòa, đôn hậu của gia chủ, bài trí hươu, nai trong nhà gia chủ thể hiện tính ôn hòa, thiện chí và tình cảm. Tuy nhiên, do loài thú này giá cả không đắt đỏ người chơi thường mua cả 3 con gia đình hươu, nai (hươu bố, mẹ và con) để bài trí. Quả thật, làm nghề phục vụ sở thích của các “đại gia” cũng khá công phu, tỷ mỷ, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thú giả ở Thường Tín thu nhập cả trăm triệu, thậm chí bạc tỷ mỗi năm. Nhưng cũng đối mặt với nạn săn bắt, tiêu thụ thú cấm… Với họ tiền kiếm ra nhiều thật và “hốt bạc” đấy, nhưng ranh giới làm nghề và phạm tội cũng chỉ trong gang tấc!.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiếu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.

Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động