Hành trình chinh phục tre của nghệ nhân Đoàn Minh Căn
“Đẹp, cầu kỳ, bài bản và tinh xảo tới mức hoàn hảo, khỏi phải chê vào đâu được!”, Phan Thu, một tay chơi chim ở Huế thốt lên thành tiếng trong sự tràm trồ của tất cả mọi người. Nhìn kỹ hơn vào sản phẩm lồng chim “Thập nhị bát tú quần tiên” mới thấy rõ nghề tre của tay thợ làm ra gần như đạt đến mức tuyệt kỹ: Trên cùng là phần móc tạo thành hình chim phượng mềm mại, phần cánh có thể “ve vẩy” được”. Kế đến là bộ “chao móc” với bốn thanh tỏa ra bốn hướng, được chạm lộng chủ đề tiên cưỡi hổ và tiên cưỡi rồng. Giữa bốn thanh chao là quả bầu tròn chạm lộng xuyên có cả người và cây lá, có thể xoay tròn được. Cầu chính (dành chim đậu) mang hình hai con rồng đầu tỏa hai hướng khác nhau, cạnh đó là ba ly đựng thức ăn hình quả “đào tiên” chạm trổ. Bộ đỡ ly và cầu được trang điểm bởi những tiên ông đang quần với các con thú trong can chi. Riêng cầu phụ, một khoanh tròn phía bên trong cũng được đỡ bởi ba tiên ông với ba thế trụ khác nhau. Những thanh vành chạy quanh lồng, tất cả được chạm môtip từng đốt trúc nối nhau, đều đặn và mềm mại. Ở phần quả là ba ô hộc gắn liền với ba ô hộc của chân lồng bên dưới, được chạm trổ đề tài hoa giáp quần tiên. Đặc biệt nhất là bức tranh Thập nhị hoa gáp quần tiên ở mặt đáy của lồng, với là một mảng chạm 12 con thú trong can chi quần với những tiên ông, tất cả trên nền phong cảnh có núi non, nhà cửa và cỏ cây hoa lá, những nét lượn, mềm mại, tỉ mỉ, tinh tế đến cả chi tiết… sợi râu của con người. Và nếu tinh ý người xem có thể nhận ra chủ ý của tác giả khi chia phù điêu thành bốn mảng, ứng với quan niệm “tam hạp” (bộ ba con vật hợp nhau: thân – tý – thìn, hợi - mão – mùi…). Bố cục 12 con vật cũng được tính đến “tứ khắc”, trong đó những con vật xung khắc nhau không bao giờ đặt cạnh nhau… Không chỉ người xem trầm trồ, mà ngay cả đối với ban tổ chức hội thi và cả hội đồng giám khảo đều…ngỡ ngàng.
Nghệ nhân Đoàn Minh Căn bên những tác phẩm của mình
Các đây chừng 10 năm, Trưởng BTC Hội thí sản phẩm thủ công VN lần thú 6 cho biết: Chín thành viên của Hội đồng giám khảo gồm những chuyên gia đầu ngành và nghệ nhân nổi tiếng trong và ngoài nước, họ đánh giá rất kỹ lưỡng, khách quan với chuyên môn sâu, và lồng chim đã được chọn trao giải nhất với tính đồng thuận rất cao, chứng tỏ sản phẩm rất xứng đáng. Và kể từ khi chấm giải nhất cho đến giờ này tôi chưa nghe sự phản hồi ý kiến nào về sản phẩm đạt giải này!”.
Thưc ra, đây không phải là lần đầu đạt giải. Trước đó kể từ khi bắt đầu tham gia vào năm 2006, anh đã đoạt HCV Hội thi làm hàng lưu niệm Huế. Đến năm 2007, tại Hội thi sản phẩm thủ công lần thứ tư 2007, anh đã đoạt giải ba. Tiếp đến là giải bạc Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm phục vụ du lịch - Huế 2008 và HCV tại Hội thi sản phẩm thủ công lần thứ 6 – 2009. “Cứ hễ đi thi là tui có giải!”, anh mỉm cười. Đến nay, nghệ nhân Đoàn Minh Căn có đến vài chục giải thưởng lớn nhỏ.
Chinh phục tre
Vốn theo nghề điêu khắc gỗ, năm 1982 sau tốt nghiệp cấp ba, “nghiệp chữ” không thành, anh được theo học nghề tại xưởng điêu khắc sản xuất của nghệ nhân được phong “Bàn tay vàng” Lê Đăng Duân tại TP Huế. Một thời gian tay nghề “hòm hòm”, anh chuyển sang làm công cho một xí nghiệp mộc mỹ nghệ. Năm 1985 xí nghiệp giải thể, anh về nhà tại làng Dương Nổ mở xưởng làm hàng mộc dân dụng. Hai năm sau, quyết nâng cao tay nghề, anh đến xưởng chạm khắc của nghệ nhân Phan Thế Huề người cùng làng, một người thợ cả nổi tiếng từng chạm khắc các công trình trong chốn hoàng cung triều Nguyễn. Đến năm 1989, về lại xưởng nhà, anh vừa tổ chức sản xuất vừa nhận thợ đào tạo nghề. Trong thời gian này, có đến hàng chục thợ mộc dân dụng, chế tác nhà rường và điêu khắc lành nghề khởi đi từ sự hướng dẫn của anh.
Sản phẩm bộ chim lồng cảnh đạt giải nhất triển lãm về sản phẩm về mây tre.
Thời gian đầu thử nghiệm trên tre, cũng có nhiều cái khó vì đặc tính của tre khác gỗ rất nhiều, gỗ thì có thể đục được cả chiều ngang lẫn dọc trong khi tre chỉ có thể đi chiều dọc theo sứa của nó, lệch hay mạnh tay một tý là “toác” liền. Đồ nghề, anh cũng phải tự tay làm ra với hàng trăm thứ đục, những kẹp, khoan, cưa “chuyên dụng” cho tre. Thời gian thử nghiệm không lâu nhờ tay nghề chạm gỗ vững vàng. Dần dà, anh còn phát hiện ra nhiều “cá tính” khác của tre, tiến đến điều khiển được tay đục đi những nét mềm mại và nhỏ nhất. Ban đầu anh làm những mặt hàng mỹ nghệ nhỏ xinh, như những loại gạc tàn thuốc, tiểu cảnh, hộp, bình đựng trà, vật dụng để trên bàn làm việc, dĩa trang trí và một số loại tranh chạm khắc nhỏ. Rất may mắn, xưởng nghề của anh lại nằm ngay trên tuyến đường mà khách nước ngoài thường đi du lịch khám phá làng quê. Chẳng hề để bảng hiệu nhưng cứ thấy gõ gõ đục đục là nhiều đoàn khách hiếu kỳ ghé vô. Sẵn có lưng vốn tiếng Anh có thể giới thiệu sơ về nghề. Thế là bán được hàng, lại với giá rất cao.
Đến tuyệt chiêu lồng chim
“Cũng một lần tình cờ đi ngang qua, tui thấy một cái lồng chim đang treo tại vị trí rất đẹp của một ngôi nhà sang trọng, trong đó chim thì rất quý nhưng lồng tre lại “trơn tru”. Tui chợt thoáng nghĩ, vị trí ấy cần phải có một chiếc lồng tuyệt đẹp mới xứng, và về nhà tui lao ngay vào thử làm lồng chim chạm khảm. Thấy đẹp, nhiều khách hàng chơi chim từ Huế về mua. Tiếng lành đồn xa, nhiều vị khách ở từ rất xa sau đó lặn lội đến đặt hàng”, anh kể. Cho đến bây giờ anh không nhớ rõ đã làm bao nhiêu lồng chim, chỉ biết những sản phẩm của mình đang nằm ở rất nhiều nhà chơi chim nổi tiếng ở Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, TP.HCM và tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Mã Lai, Hàn Quốc… Hiện nay “thực đơn” lồng chim anh có đến hàng loạt theo tên theo các tích tuồng như: Tam quốc chí, Thập bát la hán, Bát tiên, Bát tiên quần thú, Bách điểu và đặc biệt là Thập nhị hoa giáp quần tiên, với giá từ vài triệu cho đến 25 – 30 triệu đồng tùy vào mức độ tinh xảo theo yêu cầu của khách. Và, trong trong xưởng tre có đến hơn mười người thợ nằm trong các quy trình: chọn tre, chẻ phơi, xử lý, sấy, uốn và chạm khắc…
Làm việc cùng anh còn có người vợ Trần Thị Như Hà, vừa nội trợ vừa chạm khắc được những mảng không quá tỉ mỉ, và hai con trai Đoàn Ngọc Hùng và Đoàn Xuân Tân. “Cái sướng của nghề tre là ít “đụng hàng” cho nên không bao giờ hết việc, lúc nào cũng có, như suối nguồn vậy”, anh cho biết. Nhưng cái mộng của người thợ chạm khắc tre này không chỉ dừng lại ở đó mà muốn được vay vốn để mở rộng sản xuất, đưa hàng tre độc đáo của Huế đi khắp thị trường trong nước và quốc tế.
Bài, ảnh: Quốc Toàn – Văn Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế