Hải Phòng: Bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng Nông thôn mới
Trong bối cảnh đó, Thành ủy Hải Phòng xác định, để xây dựng nông thôn mới phải có cách làm đổi mới, sáng tạo; phải huy động được sức dân, nguồn lực trong dân; tất cả vì con người, lấy con người làm trung tâm là chủ thể của sự phát triển.
Xác định an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu để thu hẹp khoảng cách, tạo sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị; là mục tiêu chiến lược của phát triển bền vững, ngân sách Trung ương và Thành phố luôn dành ưu tiên cho xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2011-2019, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình đạt gần 47 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn từ ngân sách địa phương đạt trên 25.700 tỷ, chiếm 55%. Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho xã để xây dựng đạt chuẩn tăng từ 15-20 tỷ đồng/xã (giai đoạn 2011-2015) lên thành 25 tỷ/xã ở năm 2019. Đây là mức hỗ trợ vượt bậc, gấp nhiều lần so với mặt bằng chung cả nước.
Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao VinEco giúp nâng cao đời sống nông dân và phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo.
Từ cách làm gần dân, sát dân, đặt mình vào vị trí của người dân, lãnh đạo Hải Phòng đã đưa ra quyết sách sáng tạo, chưa có tiền lệ khi triển khai cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Theo đó, ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí mua xi măng làm đường giao thông, đường nội đồng, đường nội bộ nghĩa trang. Nhân dân đóng góp vật tư, nhân công, mặt bằng; tự xây dựng, kiểm tra và giám sát trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy, đến nay, Hải Phòng đã xây dựng, nâng cấp 3.715 km đường giao thông thôn, xóm, cụm dân cư. Qua đó, nhân dân càng thêm phấn khởi, tin tưởng và chung sức thực hiện Chương trình. Người người, nhà nhà sẵn sàng hiến đất, hiến ngày công để làm đường. Bà Lê Thị Hương, thôn 4, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên kể: Gia đình chúng tôi đóng góp trên 1 tỷ đồng. Bây giờ nhìn đường làng, ngõ xóm phát triển, sạch đẹp tôi chẳng hề thấy tiếc mà còn động viên con cháu đóng góp nhiều hơn để xây dựng quê hương giàu đẹp thêm.
Từ thực tiễn triển khai, Hải Phòng đã đúc kết được bài học quan trọng trong hoạch định chủ trương, chính sách đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra phải gắn với dân thụ hưởng mới có thể thành công.
Về Vĩnh Bảo những ngày này có thể thấy không chỉ diện mạo nông thôn đổi mới mà tư duy của người nông dân cũng thay đổi khi được tiếp cập với cách làm nông nghiệp hiện đại. Trên diện tích 200 ha những dãy nhà kính tiêu chuẩn quốc tế của Nông trường VinEco đã đi vào sản xuất ổn định nhiều năm qua, ông Vũ Đức Phố, Bí thư Đảng ủy xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo cho biết: Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao sản xuất tại Tân Liên đã được hệ thống siêu thị Vinmart của tập đoàn Vingroup thu mua. Điều đó là cơ sở để mở hướng phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề được triển khai quyết liệt. Toàn Thành phố quy hoạch được 20.340 ha sản xuất tập trung. Thành phố áp dụng một số cơ chế chính sách mới thu hút 27 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với vốn đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Cùng với phát triển kinh tế, việc xây dựng hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Thành phố chú trọng. Các nhà máy nước ở nông thôn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp giúp 99,2% người dân khu vực này được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Công tác vệ sinh môi trường chuyển biến tích cực với hơn 1 nghìn tổ, đội thu gom, vận chuyển rác. Phong trào xây dựng thôn, gia đình văn hóa được duy trì và nâng cao. Ý thức cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy…
Nhìn lại 10 năm qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới của Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Thành phố có 97 xã hoàn thành xã nông thôn mới; đáng chú ý 3/7 huyện gồm: An Dương, Cát Hải, Kiến Thụy có 100% số xã đạt chuẩn, trong đó huyện Cát Hải hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Các địa phương cũng tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với 6 tiêu chí và 16 chỉ tiêu. Ông Nguyễn Đình Chuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chia sẻ: Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Hải Phòng tiếp tục tập trung các giải pháp thực hiện chương trình theo chiều rộng và chiều sâu gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khẳng định vai trò chủ thể của người dân, hướng tới đổi mới toàn diện khu vực nông thôn, nông nghiệp và nông dân.
Bài và ảnh Phúc Vinh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP