Hà Tĩnh: Tích cực thực hiện các chính sách nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề
Làng nghề truyền thống nón lá Ba Giang (xã Phù Việt, huyệnThạch Hà) từ lâu vẫn luôn giữ được bản sắc nét văn hoa, trang trí thêu dệt lên chiếc nón
Trong thời gian qua, việc hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống tại Hà Tĩnh đã góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất cho người dân nông thôn. Hà Tĩnh đã có khoảng 30.718 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn tạo việc làm cho khoảng 52.712 lao động và tạo ra giá trị sản xuất 4.324.295 triệu đồng. Tăng trường bình quân hàng năm của nhóm ngành nghề nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020 đạt 10,02% năm. Tuy vẫn còn một số khó khăn về định hình thị trường, áp dụng công nghệ, thông tin vào sản xuất, cạnh tranh về giá cả sản phẩm nhưng nhìn chung, các ngành nghề nông thôn tại Hà Tĩnh vẫn đang góp vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế ở địa phương, ổn định đời sống của người dân nông thôn.
Theo đánh giá, khảo sát các nhóm nghề truyền thống hoạt động tốt, cho doanh thu cao thuộc các ngành nghề : sản xuất gỗ, rèn đúc, chế biến nước mắm, sản xuất các sản phẩm bánh, bún giò chả. Ngoài hình thức sản xuất hộ gia đình, một số ngành nghề đã thành lập được mô hình sản xuất hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, có sự đầu tư về công nghệ, máy móc, mặt bằng sản xuất, tiến tới đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Có một số ngành nghề truyền thống tuy có doanh thu không cao nhưng vẫn duy trì được sản xuất như :mây tre, đan lát, làm nón lá hay chổi đót….. góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Hữu Dực, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh trao đổi cùng phóng viên về tình hình phát triển làng nghề và phương hướng nhiệm vụ sắp tới
Theo ông Nguyễn Hữu Dực, Chi cục trưởng cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp đã có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát phát triển các làng nghề, tuyên truyền nâng cao kiến thức đến với người dân nông thôn về mô hình và giá trị sản phẩm làng nghề, xây dựng thương hiệu nhằm đáp ứng được nhu cầu từ thị trường. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian qua, thì ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong sản xuất các sản phẩm làng nghề. Do sự biến chuyển, xu hướng của nền kinh tế, môt số làng nghề đang có dấu hiệu bị mai một như : nghề chiếu cói, làm trống…..nghề dệt chiếu cói Nam Sơn từ những thập niên 90 phát triển hưng thịnh, nổi tiếng khắp vùng Bắc miền Trung, là nguồn hàng cung cấp cho các thương lái ở trong Nam ngoài Bắc và sang tận nước bạn Lào, nhưng đến nay do sự phát triển của ngành công nghiệp dệt chiếu phát triển, nghề dệt thủ công gặp khó khăn về chi phí cũng như cạnh tranh về giá thành sản phẩm, nhiều hộ gia đình nông thôn buộc phải bỏ nghề, chuyển sang làm những ngành nghề khác. Cơ sở sản xuất làng nghề nông thôn ở Hà Tĩnh còn có quy mô nhỏ, sản xuất còn mang tính tự phát, nhiều làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa có được sự đầu tư, hướng đi đúng đắn. Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào còn nhiều hạn chế, sản phẩm còn manh mún, thô sơ, chưa có được sự đồng nhất, chưa xây dựng được các thương hiểu sản phẩm, dẫn đến khâu tiêu thụ, tiếp cận thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
Đứng trước những khó khăn, thách thức trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà tĩnh đã ban hành nhiều chính sách nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mang tính đột phá. Trong đó tích cực tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí của ngành nghề trong việc phát triển kinh tế nông thôn, quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Chú trọng việc đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo cơ chế thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề nông thôn trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Quang Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội