Hà Tĩnh: Hội nghị xây dựng mô hình OCOP ở một số tỉnh miền Trung
Toàn cảnh Hội nghị
Ông Đinh Quốc Thiều - Phó trưởng phòng Ocop - Văn phòng Điều phối NTM trung ương phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của ông Đồng Quốc Thiều – Phó trưởng phòng quản lý Ocop Văn phòng Điều phối NTM trung ương; đại diện của 2 đơn vị chính trong dự án: ông Phạm Văn Dân – Giám đốc trung tâm Chuyển giao công nghệ - Khuyến nông, ông Trịnh Văn Tuấn – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp; và đại diện các sở nông nghiệp, văn phòng Điều phối NTM và đại diện các chủ sản xuất của đề án Ocop 3 tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Ông Lê Trường Giang - Chủ nhiệm dự án trình bày nội dung cơ bản của dự án.
Ông Lê Trường Giang – Chủ nhiệm dự án mô hình Ocop cho biết, dự án xây dựng mô hình Ocop nằm trong chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020. Với sự tham gia thực hiện chính của trung tâm Chuyển giao công nghệ - Khuyến nông và trung tâm Nghiên cứu - phát triển Hệ thống nông nghiệp. Số lượng sản phẩm được hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện theo tiêu chuẩn ocop là 12 sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng được mô hình mỗi xã một sản phẩm đại diện cho 3 tỉnh và phát triển được các sản phẩm đặc trưng, đồng thời, bảo tồn được các ngành nghề truyền thống; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân; góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Dự án xây dựng mô hình ocop đã tạo được niềm tin, động lực lớn cho nhiều Hợp tác xã, chủ kinh doanh. Tại nhiều địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người dân. Đặc biệt, tại Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp để “giúp đỡ” các chủ sản xuất nâng cao được vị thế, thương hiệu sản phẩm của mình đến các hộ tiêu dùng trong toàn tỉnh và cả nước.
Ông Trần Huy Oánh - PGĐ Sở NN, Chánh VP NTM phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở nông nghiệp, văn phòng Điều phối NTM đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc trong quá trình lãnh, chỉ đạo xây dựng đề án ocop. Ông Trần Huy Oánh – PGĐ Sở nông nghiệp, Chánh văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh cho biết, mục tiêu của OCOP đặt ra không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn khơi dậy được những lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, tri thức và "công nghệ" địa phương. Nếu như trước đây, đặc sản Hà Tĩnh chỉ nôi tiếng trong phạm vi hẹp và mức độ tiêu thụ khiêm tốn, thì nay, giá trị các sản phẩm đó ngày càng vương xa ra thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao. Ông cũng nhấn mạnh về vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò tiên phong của cán bộ dự án xây dựng mô hình ocop, “phải tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ thì dự án mới thành công và phát triển bền vững’.
Đây cũng là dịp để các chủ sản xuất, hợp tác xã bày tỏ nỗi lòng, trăn trở của mình. Đồng thời, cũng là cơ hội tốt để Ban dự án có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng người dân để xây dựng những chương trình phù hợp với từng sản phẩm, địa phương. Anh Hiếu – Chủ hợp tác xã bưởi Phúc Trạch bày tỏ, bưởi là một sản phẩm rất khó bảo quản, chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn, chúng tôi phải làm cách nào để có thể bảo quản bưởi được lâu hơn nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người dùng. Chúng tôi sản xuất hàng loạt nhưng không có cách bảo quản hợp lý thì cũng không tiêu thụ được sản phẩm.
Một số sp được trưng bày tại hội nghị.
Đại diện HTX Tuấn Linh – ông Nguyễn Quốc Hương (Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, dự án xây dựng mô hình Ocop là cơ hội lớn để các sản phẩm của HTX quảng bá, xây dựng thương hiệu, đồng thời đáp ứng được đầu ra của sản phẩm. Song, hầu hết, các chủ kinh doanh đều xuất phát từ nông dân, khả năng nắm bắt khoa học – công nghệ còn gặp phải nhiều khó khăn; trong công tác đăng ký, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của sản phẩm còn gặp nhiều vướng mắc, rối ren cần được sự giúp đỡ của các sở ban ngành.
Tổng kết hội nghị, ông Đồng Quốc Thiều – Phó trưởng phòng Ocop - văn phòng Điều phối NTM trung ương khẳng định, xây dựng mô hình mỗi xã một sản phẩm là xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phải do nhân dân tự nguyện thực hiện thì mới thành công được. Trong đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là lãnh đạo đứng đầu các tỉnh. Mỗi tỉnh, huyện, xã sẽ có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó phải “áp dụng linh hoạt” các biện pháp khác nhau thì mới có thể thành công được. Không thể áp đặt chương trình của địa phương này lên địa phương khác. Và quan trọng, là đội ngũ cán bộ Ocop phải thật sự tâm huyết và có tính sáng tạo cao, dâng sức dâng lòng xây dựng ocop mang lại lợi ích cho nhân dân.
Tin, ảnh: Huyền Trang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









