Hà Nội: Nâng cấp tuyến du lịch làng nghề Bát Tràng
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức đoàn khảo sát các điểm đến tại Bát Tràng để xây dựng thêm sản phẩm du lịch mới.
Nhiều lợi thế hấp dẫn du khách
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 12km theo đường bộ, 7km theo đường thủy, nằm tiếp giáp với huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), làng gốm sứ Bát Tràng được xem là một trong những tuyến du lịch trọng tâm của Hà Nội. Gắn với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, xã Bát Tràng còn giữ nhiều nét độc đáo của một làng gốm cổ của Hà Nội. Bên cạnh truyền thống làng nghề, nền văn hóa lâu đời của xã Bát Tràng có những nét đặc trưng như hội làng, các phong tục tập quán, ẩm thực độc đáo. Đó là lợi thế để Bát Tràng phát triển các loại hình du lịch văn hóa, trải nghiệm.
Đoàn khảo sát thăm làng cổ Bát Tràng, nơi còn lưu giữ nhiều kiến trúc độc đáo.
Theo UBND xã Bát Tràng, bên cạnh truyền thống làng nghề, xã Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ - là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa. Năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là Điểm du lịch của Thủ đô; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, sau khi Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch, số lượng khách đến đây trải nghiệm tăng gấp đôi, có thời điểm tăng gấp 3 so với trước. “UBND xã Bát Tràng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, như: Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông minh; thực hiện tôn tạo, bảo tồn nhiều di tích, gồm có đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân”, ông Phạm Huy Khôi thông tin.
Một trong những nét mới của khu du lịch Bát Tràng là du khách được tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt. Đây là công trình mới, có kiến trúc độc đáo, được ví như bảo tàng gốm sứ của Bát Tràng, đang trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách.
Đoàn khảo sát tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất gốm.
Cơ sở gốm của nghệ nhân Tô Thanh Sơn vừa sản xuất gốm vừa truyền dạy nghề cho thanh niên trong làng.
Cần quy hoạch, xây dựng lại sản phẩm
Tại hội thảo “Nâng cấp chất lượng tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Làng nghề Bát Tràng”, các đơn vị đã nhìn nhận, đánh giá tiềm năng, lợi thế của du lịch Bát Tràng trong việc xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế, đặc biệt là trước bối cảnh Việt Nam chuẩn bị mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15-3.
Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho biết, điểm yếu của du lịch Bát Tràng là các điểm đến hấp dẫn nằm khá rải rác, thiếu sự kết nối thành tour, tuyến. Ngoài ra, dù đã có tuyến xe buýt đi từ nội thành đến Bát Trang, nhưng để thu hút du khách hơn, Bát Tràng cần có thêm nhiều tuyến xe buýt du lịch chất lượng. Ông Phùng Quang Thắng cho biết thêm, để nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Bát Tràng, Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitoursit) sẵn sàng phối hợp với UBND xã Bát Tràng xây dựng thêm các sản phẩm du lịch, dự kiến sẽ được giới thiệu tại Hội chợ du lịch quốc tế - Hà Nội VITM 2022, diễn ra từ ngày 31-3 đến 3-4 tới.
Cơ sở sản xuất của nghệ nhân Tô Thanh Sơn là một trong những điểm đến tiêu biểu của Bát Tràng để khách tham quan, trải nghiệm.
Đóng góp cho việc nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Bát Tràng, ông Nguyễn Thủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho hay, hiện hoạt động vận chuyển khách từ nội thành đến Bát Tràng còn gặp khó khăn do thiếu tính kết nối giữa đơn vị vận chuyển với địa phương. “Nếu địa phương có phương án đón khách, đơn vị sẵn sàng tổ chức thêm tuyến xe buýt du lịch 2 tầng từ nội thành Hà Nội tham quan Bát Tràng”, ông Nguyễn Thủy nói.
Bổ sung thêm các giải pháp phát triển du lịch Bát Tràng thành sản phẩm hấp dẫn của Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, ngoài xây dựng sản phẩm mới, địa phương cần chú trọng tới việc bảo vệ cảnh quan, môi trường; tổ chức lại giao thông nội vùng; tăng cường kết nối giao thông, du lịch với các địa phương lân cận cũng như cần chủ động liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch có phương án đưa, đón khách nội địa và quốc tế.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết, huyện đã có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, trong đó có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch. Tới đây, địa phương sẽ quan tâm đến việc phối hợp với các đơn vị để trước mắt hình thành sản phẩm du lịch mới, sẵn sàng cho việc đón khách nội địa và quốc tế khi hoạt động du lịch được mở cửa hoàn toàn.
Bài, ảnh: Hoàng Lân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội