Hà Nội mảnh đất trăm nghề bàn hướng phát triển
Theo số liệu điều tra năm 2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) thì Hà Nội hiện còn 807 làng nghề và làng có nghề trong đó: 42 làng nghề truyền thống, 271 làng nghề và 494 làng có nghề. Các làng nghề đa phần đều có sự tăng trưởng về doanh thu, giá trị sản xuất và có hàng xuất khẩu qua các năm như: làng gốm Bát Tràng, Làng Lụa Vạn Phúc; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; làng nghề cơ khí; làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng…
Đặc biệt một số sản phẩm được khách du lịch địa phương và nước ngoài tìm đến tham quan, mua sắm phải kể đến như: sản phẩm Lụa, gốm, đồ thủ công mỹ nghệ… Đều được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao về mẫu mã, chủng loại.
Một số sản phẩm làng nghề được chủ doanh nghiệp đầu tư quảng bá xây dựng thương hiệu.
Ông Hà Văn Lâm - Chủ tịch hiệp hội gốm Bát Tràng cho biết: Để nhân rộng việc phát triển các mô hình làng nghề, hiệp hội thường xuyên tổ chức giao lưu định hướng cho việc phát triển chất lượng sản phẩm; tham gia các lớp tổ chức tập huấn, học hỏi các ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển. Nhưng để gây dựng được sự phát triển của các làng nghề thì bản thân làng nghề phải cần người thợ giỏi, tâm huyết… Phải chăng giá trị kinh tế mang lại thấp, việc phát triển các loại hình dịch vụ, nhiều ngành nghề khác ra đời, thế hệ trẻ không còn mặn mà với việc phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống…
Nhận thức về bảo tồn, phát triển làng nghề còn chưa được quan tâm đúng mực, các chính sách và giải pháp để hỗ trợ bảo tồn phát triển làng nghề và khôi phục làng nghề bị mai một còn hạn chế. Việc thay đổi nhận thực phương thức sản xuất theo phương thức sản xuất mới còn khó khăn, tư duy người sản xuất chậm thay đổi.
Có thể thấy, nhiều làng nghề chậm phát triển, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, còn kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường, mặc dù được cải thiện nhưng vẫn chưa đáng kể. Theo số liệu điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên và môi trường (Văn bản số 8429/STNMT-KTTV&BĐKH ngày 25/9/2020): Giai đoạn 2017-2018: Có 6/65 làng đạt chuẩn không ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất; 05/65 làng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí. Giai đoạn 2019-2020: Có 103 làng ô nhiễm nghiêm trọng, 74 làng ô nhiễm và 52 làng không ô nhiễm.
Bàn hướng giải quyết
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn về đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn; cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất; chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề… Nhiều cơ chế, chính sách về phát được làng nghề được ban hành như: phát triển cụm công nghiệp; phát triển ngành nghề nông thôn; bảo vệ môi trường; phát triển sản xuất, quy định phát triển làng nghề…
Theo ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục Trưởng chi cục phát triển nông thôn: Hà Nội sẽ tập trung, phát triển dự kiến công nhận thêm 50 làng nghề, nghề truyền thống; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề; Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ xây dựng một số liên kết chuỗi đối với những ngành nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động như mộc dân dụng, mây tre, giang đan, chế biến nông sản thực phẩm. Hỗ trợ phát triển một số làng nghề gắn với du lịch…
Một số kế hoạch được Ban hành và định hướng thực hiện như: (i) Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND Thành phố về Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2021; (ii) Đề xuất dự thảo chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; (iii) tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực làng nghề cho chủ cơ sở sản xuất và người lao động của các làng nghề. (vi) Truyền nghề, nhân cấy nghề. Dự kiến mỗi năm tổ chức 10 lớp cho 350 học viên…. Dự kiến mỗi năm xét công nhận danh hiệu “làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” cho trên 10 làng nghề… Bên cạnh đó, vấn đề về xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề; xây dựng phương án bảo vệ môi trường; hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề được quan tâm triệt để. Các dự án phát triển ngành nghề nông thôn; tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ, triển lãm trong nước và quốc; Hỗ trợ xây dựng các điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn được triển khai đồng bộ.
Cụ thể, tại quận Hà Đông: Quận đã thực hiện các biện pháp để phát triển các làng nghề như: (i) hỗ trợ các làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề bằng nguồn ngân sách của Thành phố, trong đó tập trung vào nội dung xây dựng, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề; (ii) đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đa Sỹ, rà soát quỹ đất phù hợp, đề xuất Thành phố xem xét, bổ sung quy hoạch, tiến tới xây dựng cụm công nghiệp Thượng Mạo để di dời các hộ sản xuất trong làng nghề ra sản xuất tại cụm công nghiệp. (iii) thông tin, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tham gia các chương trình xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm) do Thành phố, quận tổ chức để giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề. (iv) hỗ trợ đào tạo mới, đào tạo nâng cao tay nghề ngắn hạn cho các lao động tại các làng nghề…
Bên cạnh đó, Quận thực hiện hỗ trợ các cơ sở công nghiệp trong các làng nghề đầu tư, ứng dụng máy móc tiên tiến phục vụ hoạt động sản xuất, giúp nâng cao NSLĐ, cải thiện mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề bằng nguồn ngân sách quận…Chia sẻ của ông Nguyễn Việt Long - Phó Trưởng phòng kinh tế.
Qua đó, để phát huy được hiệu quả các sản phẩm làng nghề, Quận còn thực hiện chương trình tuyên truyền, mời, hướng dẫn các cơ sở công nghiệp trong các làng nghề tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để quảng bá, phát triển sản phẩm làng nghề.
Một số sản phẩm làng nghề truyền thống được trưng bày, giới thiệu tại các kỳ hội chợ OCOP
Còn theo bà Nguyễn Thị Tâm - Chủ cơ sở lụa Triệu Văn Mão: Tại cơ sở việc áp dụng các mô hình sản xuất theo hướng truyền thống, đan xen với việc cải tiến về chất lượng quy trình nhuộm sản phẩm cho ra sản phẩm tốt. Bên cạnh đó cơ sở nhập nguyên liệu từ Lâm Đồng về sản xuất, điều đó cho ra các mặt hàng có chất lượng cao hơn. Giải quyết được bài toán khó khăn trong việc trồng vùng nguyên liệu tại địa phương. Để phát triển thêm thương hiệu sản phẩm, hiện nay cơ sở lụa tơ tằm Triệu Văn Mão còn phối hợp với các công ty du lịch ở Hà Nội và sở du lịch một số tỉnh thành để đưa khách du lịch tới tham quan nghề dệt và sản phẩm của gia đình nói riêng và làng lụa Vạn Phúc nói chung.
Ngoài ra, để phát triển tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, vấn đề đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao, công nghệ số là ưu tiên cần thiết. Thúc đẩy mở rộng kết nối giao thương, bán sản phẩm thông qua các kênh thương mại điện tử được Hà Nội quan tâm và áp dụng triển khai./.
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ Chi cục Phát triển Nông thôn TP.Hà Nội)
Bài/ảnh: Nam Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng hương Cao Thôn
11:38 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









