Hà Nội: Khuyến khích, hỗ trợ làng nghề phát triển
Thực tế cho thấy, các làng nghề của Thủ đô luôn được khuyến khích, hỗ trợ bằng các chính sách gắn với hai “trụ cột” là: Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” và Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Song, bên cạnh sự tiếp sức mang tính truyền thống, dài hơi đó, Hà Nội cũng đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khác, phù hợp với bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng, thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến có ưu thế. Có thể kể ra chương trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề gắn với địa danh của Sở Khoa học và Công nghệ; chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu của Sở Công Thương; dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch của Sở Du lịch…
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động.
Mới đây nhất, ngày 23-8, UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 4526/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách các làng nghề, nội dung hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội năm 2019. Theo đó, ngân sách thành phố sẽ chi trả tối đa 100 triệu đồng/nội dung cho mỗi làng nghề; 3 nội dung được hỗ trợ là: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu cho các làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
Sáu làng nghề nằm trong danh sách hỗ trợ bao gồm: Làng nghề chế biến nông sản Chi Nê (huyện Chương Mỹ), làng nghề mộc mỹ nghệ Phúc Trạch (huyện Thường Tín), làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), làng nghề tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), làng nghề nón lá Phú Châu (huyện Ba Vì), làng nghề chè Ba Trại (huyện Ba Vì).
Thực tế cho thấy đồ gỗ mỹ nghệ ở xã Chàng Sơn, xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) bán không chạy, giá còn thấp so với các sản phẩm cùng loại của Đồng Kỵ (Bắc Ninh) hay La Xuyên (Nam Định)… không phải do chất lượng mà xuất phát từ sự thua kém về thương hiệu, quảng bá, marketing.
Để có nhiều hơn nữa các làng nghề Thủ đô được biết đến rộng rãi, mạng lưới kinh doanh, xuất khẩu rộng khắp như làng gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Hà Đông…, cơ chế quản lý, quy hoạch, hỗ trợ của thành phố cần tiếp tục duy trì, thậm chí đẩy mạnh. Tuy nhiên, cũng không thể thiếu sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như từng người dân của làng nghề, đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất hoặc bị tổn hại nặng nhất khi thương hiệu phát triển hay mai một.
Một nhân tố quan trọng khác các cấp chính quyền cũng nên lưu tâm, đó là các doanh nghiệp, hộ cá thể làm ăn phát đạt, có thương hiệu trong các làng nghề - các tỷ phú nông dân. Một trong những bài học thành công trong quá trình gìn giữ, phát triển thương hiệu của các làng nghề truyền thống ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia những năm 80, 90 của thế kỷ trước được rút ra là: Thay vì đầu tư dàn trải, chính quyền sẽ hỗ trợ một số “đầu tàu” ở mỗi làng nghề và chính các hạt nhân đó sau khi đã nâng tầm sản xuất, kinh doanh, sẽ đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt, quy tụ các hộ dân khác để kết nối, chung sức xây dựng chuỗi liên kết cùng phát triển lớn mạnh.
Cơ chế hỗ trợ hiệu quả của chính quyền, sự chủ động, chung sức của doanh nghiệp sẽ đưa các làng nghề của Thủ đô Hà Nội tiếp tục vươn xa.
Bài và ảnh Liên Nhi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP