Gốm Bát tràng, lụa Vạn Phúc, thổ cẩm Mai Châu... không còn ưu thế cạnh tranh
Theo ông Dần, Việt Nam hiện có khoảng 50.000 làng nghề, có vai trò lớn trong phát triển nông thôn, giải quyết việc làm, ổn định xã hội. Mặc dù hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy phát triển làng nghề, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.
Hiện hoạt động khuyến công chủ yếu do Bộ Công Thương thực hiện, thiếu sự phối hợp với các bộ ngành liên quan, gây khó khăn cho địa phương, đặc biệt là cho người sản xuất khi tiếp cận nguồn lực.
Các làng nghề cũng đã được quy hoạch thành cụm công nghiệp địa phương, cụm làng nghề, tuy nhiên việc giải phóng đồng bộ đất đai xung quanh để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất khác như khu xử lý nước thải, còn gặp nhiều khó khăn.
Các gian hàng trưng bày sản phẩm nhận hỗ trợ từ hoạt động khuyến công - Ảnh: N.AN
Bị hàng Trung Quốc cạnh tranh gay gắt
Đặc biệt, vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu cũng đang đặt ra nhiều thách thức, khi không có quy hoạch cụ thể, dẫn tới nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, thổ cẩm Mai Châu, gốm Bát Tràng... không còn nhiều "vốn liếng", tức là không có ưu thế về nguyên liệu, sản xuất nên bị hàng ngoại nhập cạnh tranh gay gắt.
"Nhiều sản phẩm Trung Quốc đang tràn ngập, làm cho vốn liếng của gốm Bát tràng, lụa Vạn Phúc, thổ cẩm Mai Châu cũng không còn nguyên vẹn. Như thổ cẩm của Trung Quốc rất đẹp, kiểu cách và hoa văn rất hấp dẫn, khó cạnh tranh lại được", ông Dần cho hay.
Theo lãnh đạo các địa phương, hoạt động khuyến công dù đã góp phần thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn chế, chính sách không đồng bộ, thiếu sự kết nối, phối hợp các bộ ngành và địa phương, nên hiệu quả đạt được chưa được như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Minh Toại - phó giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ - cho biết địa phương chỉ có ngân sách vỏn vẹn 3,2 tỉ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Trong đó tập trung vào đào tạo nghề, nâng cao năng lực, công nghệ, kỹ thuật, phát triển sản phẩm tiêu biểu, thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm...
Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho địa phương còn nhỏ lẻ, giá trị không cao nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó nhu cầu khuyến công ở đô thị nhiều hơn do vùng nông thôn chưa có thị trường lớn, sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu liệu cơm gắp mắm, ít hiệu quả.
Hỗ trợ nhỏ giọt, thiếu liên kết
Ông Lê Trọng Hân - phó giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa - cũng cho biết ngân sách khuyến công của địa phương chỉ là 26 tỉ đồng nhưng tập trung cho doanh nghiệp chế biến sâu.
"Vốn cấp còn hạn chế, nên sự động viên, chia sẻ, kích thích đối với doanh nghiệp còn đang quá ít. Đề nghị mở rộng đối tượng, như khai thác chế biến sâu, xuất khẩu thì ưu tiên mức hỗ trợ cao hơn để khuyến khích đầu tư trang thiết bị cao cấp hơn", ông Hân nói.
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2014-2018 tổng kinh phí khuyến công cả nước được phê duyệt là 1.189,193 tỉ đồng. Chương trình đã đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho 18.000 lao động nông thôn, nâng cao năng lực quản lý cho 10.020 cán bộ.
Chương trình cũng hỗ trợ cho 630 cơ sở công nghiệp chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ.
Bộ Công Thương cho biết tới đây sẽ tập trung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến cho các cơ sở, chú trọng nâng cao năng lực tư vấn, đa dạng hóa hình thức truyền thông; thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn theo chiều rộng và chiều sâu...
N.An
Theo Tuổi trẻ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân