Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

LNV - Giữa nhịp sống ồn ào, tấp nập, ở xã Vĩnh Thuận (tỉnh An Giang) vẫn còn những người kiên trì 'giữ lửa' nghề truyền thống. Với họ, nghề ông bà để lại không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là cách để giữ hồn quê giữa thời cuộc nhiều đổi thay.

Sống với nghề

Ghé thăm xưởng sản xuất kẹo chuối Nhật Hào ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận, tôi ấn tượng bởi mùi thơm nồng nàn của những mẻ kẹo chuối nóng hổi chuẩn bị ra lò. Ông Nguyễn Văn Minh - chủ cơ sở sản xuất kẹo chuối Nhật Hào cho biết gia đình ông bắt đầu làm kẹo chuối từ năm 2014. Đến năm 2021, nghề làm kẹo chuối tại xã Vĩnh Thuận được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận nghề truyền thống.

Hiện sản phẩm của gia đình ông Minh được chứng nhận OCOP 3 sao. “Khoảng 2 - 3 ngày, tôi làm một mẻ được khoảng 25kg kẹo, bán giá 65.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận còn khoảng 5.000 đồng/kg. Vợ chồng tôi là lao động tự do, không có việc làm ổn định. Dù thu nhập không cao nhưng nghề này đã nuôi sống cả gia đình, giúp tôi có tiền xây nhà mới”, ông Minh bộc bạch.

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận
Các công đoạn sản xuất kẹo chuối tại cơ sở Nhật Hào, ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận

Nhìn những thuận lợi hiện tại, ít ai biết vợ chồng ông Minh từng trải qua giai đoạn rất khó khăn để giữ nghề. Trước kia, tất cả công đoạn đều làm thủ công, mất nhiều thời gian và phải thuê nhân công, chưa có đầu ra ổn định, chi phí tăng cao, lợi nhuận gần như không có. Nhiều tháng vợ chồng ông phải vay tiền để duy trì xưởng. Thậm chí, ông Minh từng nghĩ đến việc bỏ nghề lên TP. Hồ Chí Minh làm công nhân để có thu nhập ổn định hơn.

Bà Phạm Trúc Ly - vợ ông Minh xúc động kể: “Địa phương đã hỗ trợ vốn để mua máy móc sản xuất. Giờ các công đoạn như cắt kẹo, đóng gói, dán nhãn… đều được làm bằng máy, nên vừa nhanh vừa hợp vệ sinh, lại tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, từ đó lợi nhuận tăng lên. Những dịp lễ, tết, nhu cầu đặt hàng rất cao, chúng tôi phải làm kẹo mỗi ngày mới kịp giao”.

30 năm giữ nghề đan đát

Rời cơ sở của vợ chồng ông Minh, tôi ghé thăm gia đình bà Trần Thị Duyên, một trong số ít những hộ còn duy trì nghề đan đát ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận. Sân trước nhà được tận dụng làm nơi phơi các sản phẩm đan đát. Trong nhà, bà Duyên đang cặm cụi chẻ từng cây trúc dài để chuẩn bị cho các sản phẩm tiếp theo.

Vừa chẻ trúc, bà Duyên vừa kể: “Nghề này, gia đình tôi truyền ba đời. Tính đến nay đã hơn 30 năm gìn giữ, từ bà ngoại, đến mẹ và giờ là tôi. Trước đây, cả xóm sống bằng nghề đan đát, nhà nào cũng làm, nên người ta gọi là làng đan đát. Nhưng giờ, sản phẩm đan không còn được chuộng nên nhiều người bỏ nghề. Nghề này lại cực, thu nhập không cao và không ổn định”.

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

Theo bà Duyên, để tạo ra sản phẩm bền, đẹp cần chọn cây trúc bóng, già và chắc, vì vậy khâu chọn nguyên liệu phải kỹ lưỡng. Công đoạn chẻ và vót nan cũng rất khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo, nếu không sản phẩm dễ bị méo, không đúng dáng.

Hiện, sản phẩm của gia đình bà Duyên được đặt hàng nhiều nhất là cần xé. Một số công ty ở tỉnh Cà Mau đặt hàng với số lượng có khi lên đến hơn 1.000 cái/lần. Mỗi tháng, bà đan từ 200 - 300 cái, bán giá hơn 30.000 đồng/cái, thu nhập dao động 5 - 6 triệu đồng/tháng. Thời điểm bận rộn nhất là tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, khi các cơ sở kinh doanh chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết.

Với mong muốn duy trì nghề truyền thống, bà Duyên thường nhận đơn hàng lớn rồi phân chia và hướng dẫn lại cho các lao động nữ nhàn rỗi, trung niên chưa có việc làm tại địa phương. Bà còn tìm nguồn cây trúc chất lượng, đặt mua với số lượng lớn rồi mang đến tận nhà cho nhân công. Ai khéo tay, siêng năng thì mỗi ngày có thể làm được 3 - 4 sản phẩm, thu nhập hơn 200.000 đồng/ngày.

Theo bà Hoàng Thị Hường - Bí thư Chi bộ ấp Vĩnh Trinh, nghề truyền thống không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người dân mà còn là nét đẹp, nét đặc trưng gắn với bản sắc địa phương. Thời gian tới, ấp sẽ khảo sát, đề xuất cấp thẩm quyền thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc, thiết bị và tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống trong tương lai.

TƯỜNG VI

Tin liên quan

Tin khác

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội “Nâng tầm sáng tạo, lan tỏa tinh hoa, vươn mình Hội nhập”

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội “Nâng tầm sáng tạo, lan tỏa tinh hoa, vươn mình Hội nhập”

LNV - Đây là chủ đề của của cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025 sắp được diễn ra vào tháng 10 tại Hà Nội.
Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

LNV - Giữa những ngày tháng bảy một nhóm nhà thơ, nhà văn chúng tôi kết hợp cùng đoàn Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh (trong đó có những người bị địch bắt tù đầy nơi Côn Đảo) đã hành hương về Phú Xuyên – Hà Nội thăm Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, một địa chỉ đỏ nơi vùng quê chiêm trũng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chúng tôi đến thăm làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng, Hà Nội ngay sau khi cả nước vận hành hoạt động bộ máy chính quyền địa phương hai cấp. Không khí tưng bừng cờ hoa khẩu hiệu, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025- 2030 trên các trục đường giao thông, nơi trụ sở làm việc của xã mới càng làm cho khung cảnh làng nghề nơi đây thêm tươi đẹp, sinh động.
Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

LNV - Nằm ở xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), làng Dụ Đại được biết đến là một trong những địa phương duy trì nghề làm bánh đa truyền thống hàng chục năm qua.
Rạng danh phường đúc đồng

Rạng danh phường đúc đồng

LNV - Đời nối đời, tiền nhân truyền lại cho hậu thế hơn 400 năm những giọt đồng đỏ au trong lửa rực, để rồi lớp hậu nhân không chỉ giữ được cơ nghiệp trăm năm, mà còn làm rạng danh cho xứ sở.
Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn có đời sống văn hóa đặc sắc, lâu đời với nhiều nghề truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm. Nếu như cây khèn là biểu tượng cho sự tài hoa, bản lĩnh của đàn ông người Mông, thì kỹ năng se lanh, dệt vải thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.
Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

LNV - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (làng Rồng) nổi tiếng là cái nôi của nghề đúc đồng ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, chắt chiu tinh hoa từ bàn tay người thợ thổi hồn vào từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần khẳng định thương hiệu đồ đồng Lộng Thượng trên bản đồ làng nghề Việt.
Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

LNV - Nằm lặng lẽ ở vùng đất Bình Đức, tỉnh Bình Thuận, làng gốm Chăm Bình Đức – hay còn gọi thân thuộc là gốm Gọ – không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là nơi lắng đọng linh hồn văn hóa của cộng đồng người Chăm qua hàng trăm năm. Đây là nơi những đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của các nghệ nhân đã và đang gìn giữ một di sản sống động, vừa là kế sinh nhai, vừa là biểu hiện của bản sắc dân tộc Chăm bền bỉ trước thời gian.
Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

LNV - Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam, nằm bên làng nghề nghìn năm tuổi, vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí, thu hút du khách khám phá văn hóa cổ xưa.
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Thái trên mảnh đất này.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”

LNV - Sáng 26/7/2025, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” d
Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

LNV - Giữa nhịp sống ồn ào, tấp nập, ở xã Vĩnh Thuận (tỉnh An Giang) vẫn còn những người kiên trì 'giữ lửa' nghề truyền thống. Với họ, nghề ông bà để lại không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là cách để giữ hồn quê giữa thời cuộc nhiều đổi thay
Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh

LNV - Dưới chân núi lửa Nâm Blang, nơi từng là vùng đất cằn cỗi và nghèo khó, giờ đây, cánh đồng Buôn Choáh đã khoác lên mình màu xanh trù phú của những giống lúa đặc sản ST24,...
Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm

Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã tăng cường công tác lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm đánh giá chất lượng thực phẩm, kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tr
Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới

LNV - Chủ trương xây dựng 100 trường nội trú tại 100 xã biên giới, hoàn thành trước 30/8/2026, nhằm nâng cao giáo dục vùng biên giới đất liền.
Giao diện di động