Giữ nét đẹp làng nghề thêu truyền thống

LNV - Ở làng nghề thêu Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư hiện nay vẫn có những nghệ nhân gắn bó và dành nhiều tâm huyết để lưu giữ, phát triển truyền thống của quê hương. Trong đó có chị Vũ Thị Hồng Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang - Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu năm 2020 vì


Chị Vũ Thị Hồng Yến đang kiểm tra các sản phẩm xuất khẩu. Ảnh: Anh Tuấn

Các danh xưng "Yến thêu", "Yến Văn Lâm" hay "Yến Minh Trang" đã nổi tiếng không chỉ ở làng nghề thêu truyền thống có tuổi đời hơn 700 năm, làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, mà lan truyền đến nhiều địa phương và các bạn hàng ngoại quốc. Bởi sản phẩm hàng thêu từ cơ sở của chị Yến bao giờ cũng đạt kỹ- mỹ thuật cao, đến độ tinh sảo, hiếm có nơi nào có được.

Vốn sinh ra trong gia đình mà cả bố mẹ, các anh chị em đều biết thêu ren, nên "nghề" ngấm vào người chị Yến từ khi "ngồi, cằm còn chưa chạm khung thêu". Bắt đầu từ những kỹ thuật thêu ren đơn giản, theo thời gian phụ giúp gia đình, dần dần làm đến công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao, như rua- ren- móc- chích…, tiến tới tham gia làm hoàn chỉnh các mặt hàng khó, đòi hỏi sự công phu, tỷ mỷ..

Những năm, nghề thêu trầm lắng, cô gái Vũ Thị Hồng Yến lên Thái Nguyên làm công nhân cơ khí. Tưởng rằng, cuộc đời mình sẽ gắn bó với những khối sắt thép sắc lạnh hay với cỗ máy nhem nhuốc dầu mỡ, bụi bẩn…Nhưng rồi, "người không chọn nổi nghề", mà chỉ có "nghề chọn người". Cô gái thôn quê Vũ Thị Hồng Yến cô quyết định bỏ việc, quay trở về quê hương, gây dựng lại nghề truyền thống thêu ren đang dần mai một ở quê nhà.

Bác Vũ Thanh Luân, đại diện Ban Chấp hành Hiệp hội làng nghề thêu cho biết thêm: Gần 30 năm gắn bó với nghề thêu ren truyền thống quê hương cố đô Hoa Lư, chị Vũ Thị Hồng Yến chưa bao giờ ngơi nghỉ. Chị là một nhân tố tích cực hăng say "giữ lửa nghề thêu", và đã đưa các sản phẩm truyền thống đến nhiều nước trên thế giới. Nhờ đó, nhiều khách ngoại quốc biết đến Ninh Hải, vùng đất có làng nghề truyền thống, đồng thời biết đến Tam Cốc - Bích Động - danh thắng đẹp nhất nhì trời Nam.

Chị Yến kể lại, đi nhiều nơi, thấy giá trị của các sản phẩm thêu ren vẫn được nhiều người yêu thích. Nhưng sản phẩm quê mình làm ra thì không tìm được đầu ra, khách nước ngoài chưa biết đến. Tôi quyết định về quê, tập hợp những người còn làm nghề lại, sau đó một mình rong ruổi để tìm các nguồn nhận hàng về cho bà con làm. Quyết định dành toàn bộ tâm huyết để thực hiện các dự định của mình. Ngày đó, với số vốn rất mỏng, chị Yến bàn với gia đình vay mượn mọi người, rồi Tổ hợp thêu ren xuất khẩu Hòa Bình ra đời.

Tổ hợp ban đầu chỉ có khoảng chục người tham gia. Từ tổ hợp này, chị Yến nhận đơn hàng từ khắp nơi, nguồn hàng về làm không hết việc. Chị tiếp tục liên kết thành lập nhiều nhóm trong làng, rồi mở rộng ra toàn xã. Ai làm được nghề thêu cũng có việc để làm, có thu nhập. Từ đây, nghề truyền thống đang dần mai một ở Vân Lâm bắt đầu nhộn nhịp, hồi sinh trở lại.

Từ những đơn hàng trong nước, chị Yến cùng doanh nghiệp lăn lộn khắp nơi để tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đó thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế tổ chức cả trong nước và ngoài nước với mong muốn có thêm thật nhiều kinh nghiệm, có cơ hội để quảng bá sản phẩm do chính mình làm ra.

Đến năm 2007, chị Yến đã thực hiện được việc xuất khẩu trực tiếp các đơn hàng ra thế giới. Nhờ sản phẩm được làm ra hoàn toàn thủ công, do bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ lành nghề làng Văn Lâm, khách quốc tế tìm đến với Công ty đặt hàng ngày càng nhiều hơn. Hiện sản phẩm chăn thêu trên chất liệu tơ tằm, quần áo thời trang hàng độc thêu tay do công ty chị Yến làm ra được khách Pháp, Anh, Úc đặt hàng thường xuyên. Giờ đây, thương hiệu của các sản phẩm thêu ren thủ công của doanh nghiệp của làng nghề đã "bay cao, bay xa" ở nhiều nước trên thế giới.


Các tay kim đang tích cực hoàn thiện các sản phẩm thêu truyền thống.

Những ngày đầu năm 2021, cùng với việc duy trì các giao dịch của Công ty với nhiều bạn hàng, chị Vũ Thị Hồng Yến càng thêm bận bịu với việc chuẩn bị hàng nghìn món quà tặng, quà lưu niệm chào đón sự kiện Năm Du lịch Quốc gia được tổ chức tại Ninh Bình.

Nhờ có lợi thế về danh lam, thắng cảnh, khách du lịch gần xa cũng biết đến làng nghề thêu truyền thống quê hương. Hàng ngày, có hàng trăm lượt du khách ghé vào khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, có nhiều người lưu lại nhiều giờ xem và trải nghiệm cùng với "các tay kim" trong nhà xưởng.

Mặt hàng thêu tay của người làng Văn Lâm được xếp vào bậc nhất về độ khó, độ tinh xảo khi thực hiện, vì vậy, hàng của làng nghề không thể nhầm lẫn được. Để chào đón Năm Du lịch Quốc gia 2021 - Hoa Lư Ninh Bình, hơn ai hết, người làng nghề được dịp thể hiện những nét đẹp truyền thống của mình bằng những sản phẩm tốt nhất.

Hiện, công ty TNHH thêu Minh Trang đang có 3.000m2 mặt bằng nhà xưởng khang trang và chuyên nghiệp cho 45 thợ thêu lành nghề sản xuất và giao dịch. Thời điểm này, nhiều các sản phẩm tranh thêu, chăn tơ tằm, quần áo thời trang hàng độc thêu tay, khăn, ga, gối, túi sách quà tặng lưu niệm thêu thủ công… do chị Yến cùng những người thợ của công ty TNHH thêu Minh Trang đã được hoàn thiện, sẵn sàng chờ du khách gần xa đón nhận.

Theo Minh Đường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.

Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động