Giữ lửa nghề rèn Phúc Sen
Làng rèn nổi tiếng trong vùng
Ở làng rèn Phúc Sen, nhà nào cũng trở thành một gian hàng bán những nông cụ sản xuất tới những vật dụng trong gia đình hàng ngày như dao kéo, búa liềm... Người dân Cao Bằng bao đời quen với nghề đi rừng, làm nông nên luôn tìm đến những sản phẩm của người Nùng làng Phúc Sen làm, bởi họ tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Tiếng lành đồn xa, nhiều thương lái đã tới làng để chuyển hàng về các địa phương trong vùng như: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, thậm chí đưa về Hà Nội hay tới Thanh Hóa, Nghệ An...
Công việc đòi hỏi sức người.
Từ khi hệ thống đường xá thuận lợi, giao thương phát triển, khách du lịch tới Cao Bằng nhiều, những mặt hàng của làng còn được đưa đi rất nhiều nơi, nổi tiếng cả vùng bởi những sản phẩm tốt nhất, bền nhất. Nhiều người con của làng sinh cơ lập nghiệp giữ nghề cha ông, bà con trong xã tới học đã khiến nghề rèn không còn riêng của làng Phúc Sen, nhưng đây vẫn là địa chỉ tin cậy nhất được nhiều người tìm tới. Nên những gia đình làm nghề tất bật quanh năm, chứ không còn chỉ tranh thủ lúc nông nhàn như ngày trước.
Những người đàn ông, thanh niên trai tráng trong làng đảm đương những công việc nặng nhọc nhất của nghề dùng những vết chai tay thay cho những nhẩm tính về kinh nghiệm. Mỗi ngày, mỗi người thợ sản xuất được từ 4 - 5 sản phẩm tùy loại. Thời điểm cuối năm, hàng đặt nhiều, mọi người thay nhau đứng bếp, làm từ sáng tới tối khuya.
Những sản phẩm chất lượng của người Nùng làng Phúc Sen làm ra.
Tham gia một buổi lao động tại làng Phúc Sen mới thấu hiểu nỗi cực nhọc của những người thợ rèn khi phải đổ mồ hôi công sức để tạo thành một sản phẩm, dù chỉ là những vật bé nhỏ thường ngày. Tất cả mọi công đoạn đều phải làm thủ công, từ chọn nguyên liệu, mài, tôi thép, đập, uốn tạo hình sản phẩm. Ngay cả khi có những thiết bị hỗ trợ như quạt điện, máy mài, máy cắt,… thì những khâu quan trọng nhất của nghề rèn vẫn làm bằng sức người. Để hoàn thiện mỗi con dao, liềm, cuốc... người thợ dùng nhiều sức để đập, quai búa, mài. Nhiều công việc tưởng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi phải tinh mắt, chắc tay, nếu không sẽ sản phẩm giòn hoặc non, dễ hỏng. Theo ông Lương Văn Hùng – chủ xưởng “Hùng dao” đầu làng, quan trọng nhất với nghề rèn để có lưỡi dao sắc và bền là phải nhìn màu của sắt khi nung, nếu bị đỏ quá sản phẩm hoàn thiện sẽ giòn cho nên chỉ cần nung vừa phải, khi sắt mầu da cam là phải đưa ra khỏi lò.
Bí quyết giữ gìn thương hiệu
Dưới mỗi ngôi nhà sàn của người làng Phúc Sen đều dành một khoảng không rộng để chất nguyên liệu, đó là những nhíp ô tô cũ, hỏng. Dù mất công phân loại nhưng phế liệu này đảm bảo chất lượng thép tốt, bền hơn so với các sản phẩm thông thường. Đây cũng là bí quyết đầu tiên để người làng giữ thương hiệu sản phẩm.
Cả làng tất bật vào mùa sản xuất cuối năm.
Kinh nghiệm, độ tinh mắt, thính tai, cảm nhận bằng tay chính xác được xem là kỹ năng nghề quan trọng mà các thế hệ cha ông trong làng dạy lại cho thế hệ trẻ. Người làng Phúc Sen tự hào khi nhiều sản phẩm dùng tới 7, 8 năm vẫn đạt chất lượng tốt còn bởi những yêu cầu cầu kỳ trong quá trình sản xuất, từ nguyên liệu nung, lò nung tới nước tôi thép. Chất lượng than tốt nhất là than hoa từ các loại gỗ cứng trong rừng. Nước tôi dao dùng tro gỗ lim ngâm với nước vôi để qua đêm, đợi lắng trong mới mang ra tôi. Quy trình tôi rèn thép cũng là kinh nghiệm của từng người thợ. Ngay cả cách tính đến độ đạt của sản phẩm cũng dựa vào kinh nghiệm của từng người thợ, nên nhiều người vẫn gọi người làng Nùng là những người rèn dao bằng mắt. Ông Nông Văn Tào, một trong những người thợ lâu năm trong làng cho biết, cách nhìn lửa để rèn thép, tôi luyện để thành dao, kéo, cuốc, liềm cũng khác nhau, nhiều khi những đốm lửa than bay lên, người thợ nhắm mắt nghe bằng tai cũng có thể cảm giác chất lượng thành phẩm. Điều này cũng trở thành cách phân định để biết thợ cả, thợ phụ, gắn với thương hiệu của từng gia đình.
Người thợ dùng máy mài để tạo lưỡi cho dao giảm chi phí và sức lao động.
Dù hiện nay, các sản phẩm dao kéo, nông cụ của làng Phúc Sen bị cạnh tranh với nhiều cơ sở sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu, nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Nghề rèn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình trong làng, giúp họ đầu tư xây dựng nhà cửa, chăm lo cho con cái học hành. “Nhiều sản phẩm của làng Phúc Sen tuy không bóng bẩy, chau chuốt như các sản phẩm dao, kéo ngoài thị trường, nhiều khi thô mộc nhưng lại lấy độ sắc bén, bền chắc làm thế mạnh. Ngay cả trong những phiên chợ ở Cao Bằng, chỉ cần biết đó là người Nùng An của Phúc Sen làm thì bà con đều tin tưởng chọn mua”, ông Hùng tự hào nói.
Theo Làng Việt online
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức